“Rửa tiền” hiện nay không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng không tránh khỏi. Đặc biệt là khi các cơ quan chức năng tại các thị trường, trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới đang nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những kẻ rửa tiền lại có động cơ và xu hướng để chuyển sang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có con số cụ thể nào thống kê về quy mô và tính nghiêm trọng do hoạt động rửa tiền ở Việt Nam gây ra, mặc dù vậy, từ các số liệu về thiệt hại từ tội phạm tham nhũng, ma tuý, các tội xâm phạm sở hữu phần nào đã cho chúng ta biết một lượng tiền và tài sản tương đối lớn đã và đang được tẩy rửa hàng năm. “Vấn đề rửa tiền còn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi càng hội nhập sâu thì nguy cơ dẫn đến rửa tiền càng lớn và tinh vi hơn”- đó là nhận định của ông Ric Power, đại diện của cơ quan Phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam, trong hội thảo về phòng chống rửa tiền do Bộ Thông tin- truyền thông, Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc tổ chức ngày 21/07/2008. Rõ ràng nhận định trên của ông Ric Power là hoàn toàn có cơ sở, bởi vì theo ước tính, hiện nay, có khoảng từ 2% đến 5% GDP toàn cầu là tiền bất hợp pháp được "rửa" thông qua các hình thức khác nhau. Nếu chỉ tính mức thấp nhất là 2% thì con số này tại Việt Nam cũng được ước tính là khoảng 2,25 tỷ đô-la Mỹ . Do đó, khi các nước phát triển có các biện pháp phòng chống rửa tiền chặt chẽ, với sự hỗ trợ của nền công nghệ thông tin hiện đại và tính thông dụng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ trở thành điểm ngắm của các cá nhân và tổ chức tội phạm. Với nền kinh tế đang được tập trung để phát triển, hệ thống luật pháp và tài chính ngân hàng còn đang trong quá trình hoàn thiện, cơ chế quản lý nguồn gốc thu nhập còn chưa rõ ràng, hệ thống chế tài xử phạt chưa cụ thể và nghiêm khắc, những quốc gia đang phát triển rất dễ bị các băng nhóm tội phạm lợi dụng để chu chuyển các khoản thu do phạm pháp mà có. Mặc dù Việt Nam đã có quy định về phòng chống rửa tiền nằm trong Bộ Luật hình sự năm 1999, Luật các tổ chức tín dụng và ngày 06/07/2005 Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền nhưng các tiêu chí, quy định về các nguy cơ và hành động rửa tiền, các biện pháp phòng chống rửa tiền còn chưa thực sự xác định và chưa được hướng dẫn một cách cụ thể. Chính vì vậy mà công tác phòng chống rửa tiền hiện nay ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng - một lĩnh vực tương đối nhạy cảm trong nền kinh tế và cũng là lĩnh vực thường xuyên được các tội phạm rửa tiền chú ý đến. Thực tế, ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện một số vụ liên quan tới rửa tiền qua Ngân hàng Việt Nam. Việt Nam được cảnh báo là mục tiêu của tội phạm rửa tiền vì hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền còn chưa chặt chẽ; hệ thống thanh tra, giám sát; hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn nhiều hạn chế; mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn làm cho việc kiểm soát giao dịch còn nhiều khó khăn Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc rà soát, đánh giá lại các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và tìm ra những giải pháp hoàn thiện là một việc làm cần thiết và cấp bách. Do đó, em nhận thấy vấn đề phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng là một vấn đề rất mới và phức tạp trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là lí do em chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay