Trong tất cả các nhu cầu của con người từ xưa đến nay, nhu cầu về lương thực là thiết yếu nhất. Thời đại nào con người cũng cần có lương thực. Từ buổi bình minh của loài người, khi con người phải từng ngày, từng giờ tìm kiếm cái ăn, cho đến thời đại ngày nay, thời mà có thể nói đa phần nhân loại được đảm bảo về lương thực thì nó vẫn là đòi hỏi cấp bách nhất. Nói như vậy để thấy được vai trò to lớn của cây lúa - một loại cây cung cấp lương thực quan trọng của loài người. Theo thống kê của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2001 sản lượng lúa gạo có thể duy trì sự sống cho 3260 triệu người, chiếm trên 53% dân số thế giới. Điều đó chứng tỏ vai trò của lúa gạo trong cơ cấu lương thực của thế giới và trong đời sống kinh tế quốc tế. Tuy sản lượng thấp hơn sản lượng lúa mì một ít nhưng nó đang nuôi sống hơn một phần hai dân số thế giới, gần một nửa dân số thế giới được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác. Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nước lâu đời. Cây lúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như ghi đậm dấu ấn trong nền văn hoá của cư dân nước Việt. Ngay từ thời đại Hùng Vương, nghề trồng lúa nước đã đóng vai trò quan trọng, được thể hiện lên trống đồng Ngọc Lũ với hình ảnh người con trai và người con gái đang giã gạo. Theo năm tháng nghề trồng lúa nước Việt Nam phát triển dần từ thấp đến cao. Đến nay vào đầu thế kỷ XXI nó đã đạt đến trình độ hiện đại với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt bậc so với trước đây. Cây lúa tiếp tục phát huy vai trò của mình, tạo ra một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Lúa gạo là mặt hàng duy nhất vừa có kim ngạch xuất khẩu lớn, vừa có tính chất truyền thống lâu đời. Bắt đầu xuất khẩu trở lại từ năm 1989, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói phải nhập khẩu gạo triền miên đã đột biến trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới. Kể từ năm 1997 trở lại đây Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Có được thành tựu đó là do sự kết hợp nhiều yếu tố: chính sách Nhà nước, sự áp dụng khoa học kỹ thuật, sự nổ lực và cố gắng của người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng. Với sự mở đường của các chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước, các biện pháp kỷ thuật được ứng dụng một cách sâu rộng trong sản xuất đã góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo. Trong đó giống và công tác giống là khâu then chốt tạo nên bước đột phá, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu giống lúa ở nước ta. Như chúng ta đã biết, giống là tư liệu sản xuất sống có vị trí đặc bịêt quan trọng trong sản suất nông nghiệp - là điều kiện cần để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó mới mang lại hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung và nghề trồng lúa nói riêng. Với sự đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học đông đảo, nhiều giống lúa mới ra đời với năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày một nâng cao của thị trường trong và ngoài nước. Việc tạo ra giống lúa mới là bước đầu trong quá trình đưa giống vào thực tiển sản xuất. Muốn khẳng định được ưu thế của giống lúa mới so với giống lúa hiện có, cũng như khả năng thích nghi của nó với từng tiểu vùng sinh thái khác nhau thì phải thông qua công tác khảo kiểm ngiệm giống tại địa phương. Thực chất của công tác khảo kiểm nghiệm chính là so sánh đánh giá các giống và rút ra kết luận. Quảng Bình là một tỉnh thuần nông, diện tích trồng lúa khá nhỏ hẹp 474.000 ha, so với khu vực Bắc Trung Bộ là 6.946.000 ha (2003). Năng suất lúa của tỉnh vẫn còn thấp so với năng suất bình quân khu vực Bắc Trung Bộ (46,3 tạ/ha) và cả nước. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do điều kiện thời tiết khí hậu bất thường ở miền Trung, sự thiếu phổ biến tiến bộ kỷ thuật vào canh tác ở nhiều vùng, nhưng quan trọng hơn cả là hạn chế trong công tác giống. Mặc dù đã có nhiều đầu tư cho công tác giống, nhưng hiện tại công tác này vẫn còn thiếu và yếu về nguồn lực, cơ sở vật chất. Nhiều nơi bà con nông dân vẫn trồng đi trồng lại một hay hai giống trong thời gian dài. Cho nên vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác du nhập, khảo nghiệm, đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tính chống chịu khá, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, đáp ứng được lòng mong mỏi của người nông dân. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004-2005 tại trại giống lúa Phúc Lý-Bố Trạch-Quảng Bình".
Trong vòng 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã và đang chú trọng nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). ...
Lịch sử phát triển 5 22 January 2015 Khoa Toán trước đây (nay là khoa Toán - Tin) được thành lập năm 1951, từ tổ ...
Trong thời gian thực tập tại trường Mầm Non Đồng Phú. Baó cáo thu hoạch có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả mọi người m ...
Đối với các sinh viên năm cuối ở các trường đại học, sau khi đã hoàn thành các bộ môn đại cương cũng như chuyên ngành ...
Những chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã chỉ rõ nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt n ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay