Đẩy mạnh nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có khả năng cạnh tranh cùng với các nước trên thế giới luôn là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Để làm được điều đó thì sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng là động lực quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Cũng với vay trò đó Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tham gia tài trợ nông nghiệp trên khắp địa bàn Tỉnh, trong đó có huyện Chợ Mới. Để tìm hiểu các hộ nông dân sử dụng nguồn vốn vay như thế nào, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang” để nghiên cứu. Đề tài ứng dụng phương pháp thống kê miêu tả để phân tích quá trình sử dụng vốn của nông dân thông qua điều tra chọn mẫu. Mẫu thu hoạch được gồm 27 hồ sơ vay, 08 loại hình sản xuất kinh doanh, trong đó trồng trọt chiếm 30%, chăn nuôi heo, chăn nuôi cá, trồng trọt và chăn nuôi kết hợp mỗi loại chiếm 15%, chăn nuôi bò, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác chiếm 7% mỗi loại, riêng chỉ có loại hình ngành nghề khác phục vụ nông nghiệp chỉ có một hồ sơ vay trong mẫu nên chỉ chiếm 4%. Theo kết quả thống kê, hầu hết các hộ nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trung bình đầu tư 1 đồng chi phí họ thu lại được 1,26 đồng và sau thanh toán lãi với ngân hàng họ còn lại 0,32 đồng. Những hộ tham gia sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác, hộ chăn nuôi bò, hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp là những hộ đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với những ngành khác; kinh doanh phục vụ nông nghiệp tuy không biểu hiện hiệu quả qua kết quả tính toán nhưng đây cũng là ngành đem lại lợi nhuận cao. Cũng qua quá trình tìm hiểu được biết vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa quen với việc dùng nguồn tài trợ vốn từ ngân hàng, nhờ sự giới thiệu của người thân, bạn bè, người trong gia đình cùng với chiến lược tiếp thị về tận vùng nông thôn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã giúp họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Họ cũng là những người rất giữ uy tín với Ngân hàng, doanh thu có được sau vụ mùa sản xuất kinh doanh, họ dùng số tiền đó để thanh toán hết nợ với Ngân hàng rồi mới dùng đến việc khác. Đời sống nông dân được cải thiện từ chính lợi nhuận họ tạo được, ngoài phục vụ nhu cầu sống những hộ này còn dùng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm lĩnh vực khác góp phần đẩy mạnh nền sản xuất nông nghiệp. “Phục vụ chu đáo, tận tình” là nhận xét của đa số nông dân đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, họ rất hài lòng với phong cách phục vụ này và đồng ý sẽ vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang khi có nhu cầu. Tuy nhiên, họ vẫn còn ngại về vấn đề lãi suất và cách xa về vị trí địa lý, do đó việc mở thêm Phòng giao dịch tại huyện Chợ Mới cũng như tăng cường, giữ vững phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình chu đáo của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sẽ là những yếu tố giúp cho Ngân hàng ngày càng phát triển.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay