<p> 1.Tính cấp thiết của đề tài Với vai trò là nền tảng kinh tế - xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó có biện pháp hình sự. Điều này được thể hiện trong việc xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Hiện nay, các tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra rất phổ biến trong đó tội cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ khá lớn. Chỉ trong vòng 9 năm tính từ năm 1998 đến năm 2007, toàn quốc đã có17655 vụ phạm tội cướp giật tài sản được xét xử sơ thẩm trong tổng số 465945 vụ phạm tội được tòa án xét xử, chiếm tỷ lệ 3,78 %1. Nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây thương tích thậm chí gây chết người. Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa X thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2000 đã trở thành là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan pháp luật áp dụng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, để áp dụng đúng các qui định của pháp luật trong thực tiễn rất cần được nhận thức và hướng dẫn áp dụng thống nhất. Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lí luận và thực tiễn là một trong những đề tài được nhiều nhà khoa học, tác giả quan tâm. Có rất nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành pháp luật như: Tạp chí Luật học có bài: “Trách nhiệm hình sự đối với những người xâm phạm sở hữu”. Bài “Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu” của Nguyễn Ngọc Chí đăng trên Tạp chí Nhà nước - Pháp luật số 2/1998 .v.v. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án cũng đề cập đến đề tài này như: “Các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam” luận văn của thạc sĩ Lương Văn Thức.Các công trình, tài liệu trên đã góp phần tạo nên sự phong phú cho nền tảng lí luận cũng như thực tiễn áp dụng tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ nghiên cứu tội cướp giật tài sản ở khía cạnh tổng quát, đặt tội cướp giật tài sản trong tổng thể các tội xâm phạm sở hữu của luật hình sự Việt Nam, những vấn đề thực tiễn cùng những giải pháp, kiến nghị vẫn còn khá chung chung. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn” một cách toàn diện và có hệ thống là đòi hỏi bức xúc trong điều kiện hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu sâu sắc vấn đề lý luận cũng như thực tiễn tội cướp giật tài sản trong giai đoạn những năm hiện nay để từ đó tìm ra những biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội cướp giật tài sản. Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản, đường lối xử lý, một số biện pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định tội cướp giật tài sản. 3. Cơ cấu Khóa luận gồm có 3 chương ngoài Lời mở đầu và Kết luận. Trong đó: Chương I : Khái niệm và các dấu hiệu pháp lí tội cướp giật tài sản. Chương II : Đường lối xử lý tội cướp giật tài sản. Chương III : Thực tiễn áp dụng tội cướp giật tài sản và một số kiến nghị hoàn thiện. </p>
<p> Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
<p> Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
<p> Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
<p> SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
<p> Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay