1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Qua 20 năm thực hiện hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong quá trình đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thông qua chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008, NHNN đã thực hiện việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất như một trong những biện pháp hiệu quả nhằm ổn định tình hình thị trường tiền tệ trong nước. Ở mức độ vi mô, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất này cũng có tác động không nhỏ đến quan hệ tín dụng giữa TCTD và các cá nhân, tổ chức. Số lượng tranh chấp HĐTD tăng lên rõ rệt kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đa số là người đi vay lâm vào tình cảnh khó khăn, không trả nợ cho TCTD. Khi những vụ việc như vậy được đưa ra xét xử, một vấn đề nảy sinh là số lượng HĐTD vi phạm pháp luật về mức lãi suất cho vay hoàn toàn không nhỏ. Sự thay đổi về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN gián tiếp khiến nhiều TCTD lâm vào tình cảnh vi phạm pháp luật về lãi suất cho vay hoặc cố tình “lách luật” vì mục tiêu lợi nhuận. Tranh chấp HĐTD ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng nói riêng và xã hội nói chung. Giải quyết các tranh chấp này đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên là một việc rất cần thiết. Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. Một trong những nguyên nhân là sự không thống nhất và đầy đủ quy định của pháp luật. Hạn chế phát sinh và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có sự nghiên cứu tương đối đầy đủ về các tranh chấp HĐTD mà nội dung là lãi suất cho vay, từ đó đề ra những hướng giải quyết thích hợp. Thêm vào đó, quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào tập trung vào các tranh chấp lãi suất trong HĐTD, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là: Thứ nhất, hệ thống và chỉ ra những tính chất cơ bản, nguyên nhân, nội dung và thực trạng giải quyết tranh chấp lãi suất trong HĐTD Thứ hai, đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như hạn chế và giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu các tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD giữa TCTD và khách hàng vay vốn. Trong đó những tranh chấp có một phần nguyên nhân do sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của NHNN sẽ được chú trọng hơn, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009 đến nay, khi lãi suất cho vay có những biến động mạnh mẽ trên thị trường và NHNN đã có sự linh động trong công tác điều hành lãi suất. Khóa luận được nghiên cứu ở mức độ cử nhân nên chưa được sâu rộng đến mọi khía cạnh trong các tranh chấp về lãi suất. Tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu ở những vấn đề nổi cộm và đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết các tranh chấp này. Công trình nghiên cứu này thể hiện một cách hệ thống nguyên nhân, nội dung và cách giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong HĐTD giữa TCTD và người đi vay trong ba nội dung phổ biến. Các nội dung được đề cập là: thứ nhất, trong HĐTD thỏa thuận lãi suất cố định và thời hạn vay chưa kết thúc mà một trong hai bên yêu cầu điều chỉnh lãi suất cho vay khiến tranh chấp nảy sinh; thứ hai, các bên giao kết HĐTD và cả cơ quan chức năng khi xét xử có sự bất đồng quan điểm trong việc xác định mức lãi suất trong hạn và cách tính lãi suất trong hạn; thứ ba, những tranh chấp trong việc xác định lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn. Trên cơ sở thực tiễn về tranh chấp lãi suất, tác giả đề xuất những giải pháp mang tính pháp lý nhằm hạn chế và khắc phục các tranh chấp này. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp của logic học, vận dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa thành quả nghiên cứu trước đó, kết hợp với tình hình thực tiễn nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay