Luận án Ảnh hưởng của CO2, nhiệt độ và nitrit lên sự cân bằng axít - Bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như hiện tượng nóng lên toàn cầu đã và đang đe dọa đến các đồng bằng ven biển trên thế giới, ước tính mực nước biển sẽ dâng thêm từ 20 cm đến 45 cm vào năm 2030 và 2090 (Khang et al., 2008). Sự biến đổi này cũng làm gia tăng hàm lượng các khí độc vào môi trường như CO2, NO2, CH4 và tăng nhiệt độ 1-4°C trong thế kỷ tiếp theo (IPCC, 2013). Theo IPCC (2007) thì đồng bằng sông Cửu Long được dự đoán là một trong mười đồng bằng trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của BĐKH. Vì thế, BĐKH ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam, nhất là nuôi trồng thủy sản do động vật thuỷ sản là loài biến nhiệt nên nhiệt độ là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống. Điều hòa pH hay cân bằng axít - bazơ trong máu của động vật là một cơ chế quan trọng giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường sống cũng như những thay đổi ngay bên trong cơ thể sinh vật. Đa số các loài động vật, bao gồm động vật sống dưới nước, pH ngoại bào của cơ thể sẽ giảm khi nhiệt độ cơ thể tăng lên (Truchot, 1987; Ultsch and Jackson, 1996; Stinner and Hartzler, 2000; Burton, 2002; Wang and Jackson, 2016). Bên cạnh sự thay đổi về nhiệt độ thì hàm lượng khí CO2 trong ao nuôi thủy sản cũng tăng cao do tác động của BĐKH và hiệu ứng nhà kính. Theo Boyd (1998) hàm lượng CO2 trong ao nuôi tăng cao gây ảnh hưởng đến đời sống động vật thủy sinh. Khi áp suất riêng phần của CO2 trong nước (PwCO2) lớn hơn PaCO2 cá sẽ kiềm hãm quá trình thải CO2 qua màng, làm tăng CO2 trong máu từ đó làm giảm khả năng hô hấp của cá và dẫn đến sự thay đổi mạnh các phản ứng sinh lý của cơ thể cá (Truchot, 1987). Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với loài thủy sản có cơ quan hô hấp phụ như nghiên cứu của Damsgaard et al. (2015), Gam et al. (2018) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá thát lát (Chitala ornata) về ảnh hưởng của CO2 đối với việc điều chỉnh axít - bazơ đã cho thấy 2 loài này có khả năng điều chỉnh axít - bazơ cao hơn so với các loài hô hấp khí trời khác. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao thì cá cũng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và sự phân huỷ các hợp chất độc hại. Đặc biệt, nitrit là sản phẩm của chu trình nitơ, được hình thành từ ammonia trong điều kiện oxy hòa tan thấp là một chất độc được ghi nhận đối với động vật thủy sinh do làm giảm oxy trong máu qua hình thành methaemoglobin có màu nâu đỏ dẫn đến sự xáo trộn hô hấp, quá trình sinh lý và tăng trưởng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác động của nitrit trong môi trường lên các đặc điểm sinh học cũng như khả năng điều hòa axít - bazơ của các loài cá hô hấp khí trời vùng nhiệt2 đới vẫn còn rất ít. Cho đến nay, chỉ có vài nghiên cứu trên các loài cá có cơ quan hô hấp phụ như cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) của Lefevre et al. (2011 và 2012) và cá thát lát (Chitala ornata) của Gam et al. (2017) đã ghi nhận được các kết quả tiêu biểu về khả năng chịu đựng nitrit cao trong việc giảm hấp thụ nitrit thông qua mang và các cơ chế khử nitơ hiệu quả.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY