<p> Hội nhập và toàn cầu hóa đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, công đoàn, khách hàng và người lao động càng coi trọng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Bản chất của CSR, những khía cạnh chính của CSR, những lợi ích của thực hiện CSR, và tác động của CSR đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cộng đồng đã được thảo luận ở nhiều diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên, các quan điểm và thảo luận về chủ đề CSR tập trung chủ yếu vào các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ những nhóm yếu thế, và bảo vệ môi trường. Những vấn đề về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân viên (NV) và thực hành đối xử công bằng đối với NV chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức và chưa được doanh nghiệp lồng ghép vào hoạt động điều hành hàng ngày của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy khủng hoảng kinh tế và các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch Covid 19 đã tác động rất lớn đến nhiều nhóm người khác nhau trong xã hội (ví dụ như NV) khiến cho doanh nghiệp cần phải lồng ghép và tìm kiếm cách thức thúc đẩy thực hiện CSR đối với NV. Vì vậy, các nhà quản trị cần tích hợp các tác động của môi trường kinh doanh cũng như khủng hoảng vào việc ban hành các chính sách quản lý nhân sự phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (Thang & Fassin, 2017). Việc thực hiện CSR không chỉ tạo ra sự uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đối với các ứng viên tìm việc mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Tại các nền kinh tế mới nổi, tỉ lệ nghỉ việc là khá cao. Ví dụ như Ấn Độ với tỉ lệ nghỉ việc là từ 20-30% hay Trung Quốc với tỉ lệ nghỉ việc là 19% (Dögl & Holtbrügge, 2014). Tỉ lệ lao động nghỉ việc cao dẫn đến nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp như mất bí quyết công nghệ, mất thông tin quan trọng, mất khách hàng, hay giảm doanh thu và năng suất. Chính điều này khiến cho các nhà quản trị xem việc giữ chân nhân viên và cải thiện cam kết (CK) của NV với tổ chức là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu nhấn mạnh việc để giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách đãi ngộ tài chính. Thêm nữa các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện CSR cũng là một trong những cách thức để cải thiện sự CK của NV với tổ chức (Perrini et al., 2011; Dögl & Holtbrügge, 2014; Benraïss-Noaillesa & Viot, 2020). Cụ thể, khi doanh nghiệp thực hiện CSR thì sẽ tạo ra sự hấp dẫn, uy tín, thương hiệu doanh nghiệp trong mắt nhân viên. Từ đó khiến cho người lao động cảm thấy tự hào và sẽ yêu quý doanh nghiệp nơi mình làm việc hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR đối với NV đến CK của NV với tổ chức chưa được thực hiện thỏa đáng. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay