Luận án Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam

<p> Trong lịch sử phát triển đấu giá tài sản ở Việt Nam, loại tài sản đầu tiên được đưa ra bán đấu giá là tài sản THADS và trở thành loại tài sản đấu giá “truyền thống”.Việc đấu giá tài sản THADS không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là “bán đấu giá” mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong giai đoạn thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức đấu giá “không muốn bán” đấu giá tài sản THADS, các khách hàng “không muốn mua” tài sản THADS, đặc biệt là tài sản THADS là bất động sản. Các khách hàng cho rằng đây là một loại tài sản không chỉ “phức tạp về pháp lý” mà còn chứa đựng quá nhiều“rủi ro”! Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều tài sản THADS là bất động sản được đấu giá thành nhưng không bàn giao được tài sản cho khách hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đấu giá và làm cho loại tài sản này ngày càng “ế ẩm” hơn trong nền kinh tế thị trường. Theo báo cáo công tác thi hành án năm 2017, tổng số việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhưng không thành là 7.535 việc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 5.225 việc [78, tr.14 ]. 06 tháng đầu năm 2018 đấu giá tài sản kê biên vẫn còn là điểm nghẽn, toàn quốc có 5.603 việc tương ứng với số tiền là 7.144 tỷ 138 triệu 714 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa xử lý được, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 3.911 việc. Có 628 vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá [79, tr.21]. Hội nghị sơ kết công tác THADS 06 tháng đầu năm 2018 vừa qua đã đánh giá kết quả về tiền đạt thấp và giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017 là vấn đề đáng quan ngại trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về tiền trong 06 tháng cuối năm 2018. Vì vậy, việc nhận diện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác bán đấu giá tài sản THADS là vấn đề hết sức cấp bách. Một thực tế cho thấy, những bản án, quyết định của Tòa án tuyên nghĩa vụ trả tiền, sau khi kê biên tài sản của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà tài sản kê biên không bán được thì bản án, quyết định đó sẽ được xếp vào diện “án tồn đọng”, án “trên giấy”! Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động THADS cần phải giải quyết cấp bách nợ xấu của Ngân hàng, tổ chức tín dụng để giữ vững ổn định, giảm tỉ lệ nợ xấu thì việc nhiều tài sản bán đấu giá không thành đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho hệ thống tín dụng, Ngân hàng, quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Điều này dẫn đến mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, kinh tế đã được đặt ra trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm2 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 khó được thực hiện trên thực tế. Mặt khác, việc nhiều bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành trong thời gian quá dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc:“Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh” theo đúng yêu cầu Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra [11, tr.4]. Chính vì vậy, Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 hướng dẫn một số điều của Luật THADS đã tập trung cao độ vào việc giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc đấu giá tài sản THADS để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá tài sản THADS. Bên cạnh đó, Luật ĐGTS cũng được Quốc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2017; Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 15/8/2017. Tuy nhiên, kết quả đấu giá tài sản THADS cũng không mấy khả quan, tiến độ đấu giá tài sản THADS vẫn kéo dài, lượng án tồn đọng vẫn cao không mang lại hiệu quả như mong đợi làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, trật tự xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập kinh tế - quốc tế. Vì vậy, xác định những bất cập trong cơ chế đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế này là việc làm hết sức cần thiết để “tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng” [10, tr.3]. Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” làm đề tài luận án của nghiên cứu sinh. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY