Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người. Nếu không có sức khỏe, thì con người không thể lao động, làm việc và cống hiến cho xã hội được. Vì thế, đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư phát triển kinh tế đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngược lại, ốm đau bệnh tật làm suy giảm thu nhập của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, giảm nguồn thu và tăng các khoản chi, khiến gia đình bệnh nhân rơi vào cảnh đói nghèo. Theo Báo cáo tổng quan về ngành Y tế của bộ Y tế, 3,9% số hộ gia đình (tương đương 3,5 triệu người) phải đối mặt với khó khăn về tài chính do chi phí khám chữa bệnh. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, mức chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình chiếm 50% tổng chi phí y tế, trong khi đo bình quân toàn thế giới, chi phí này chỉ khoảng 30%. Bên cạnh đó, do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật trong ngành y dược, các phương pháp cũng ra đời ngày càng nhiều, các loại thuốc và vật tư y tế ngày càng hiện đại, giá cả ngày càng có xu hướng tăng cao. Vì vậy, chi phí khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng là một xu hướng tất yếu. Điều đó sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách của mỗi gia đình, nhất là những gia đình có người mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, mãn tính cần phải chữa trị dài ngày. Bởi thế, muốn giảm chi phí từ tiền túi của người dân cho chi phí y tế, cần phải nâng cao độ bao phủ của BHYT. Theo nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro, càng nhiều người dân tham gia BHYT (kể cả những người khỏe mạnh, không có nhu cầu khám chữa bệnh) thì tổng số tiền đóng góp càng lớn, tổng số tiền để chi trả chi phí KCB cho người dân càng tăng, khiến tỷ lệ chi tiền túi cho chi phí y tế của người dân giảm dần. Mặt khác, thực hiện BHYT toàn dân là để hạn chế những trường hợp người dân “lựa chọn ngược”. “Lựa chọn ngược” có nghĩa là cá nhân chỉ tham gia BHYT khi bệnh tật, ốm đau. Điều này trái với nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro và mang tính chất trục lợi từ những người tham gia BHYT. Thực hiện thắng lợi BHYT toàn dân vừa đảm bảo tính bền vững của quỹ BHYT, vừa đề phòng chia sẻ rủi ro, mức chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình sẽ giảm xuống. Đây là một quyết sách hết sức quan trọng để đảm bảo An sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Chính vì thế, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra mục tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT tới năm 2025 phải đạt trên 95% dân số.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay