<p> Trong suốt hành trình gần 35 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Một trong số những tiến bộ lớn phải kể đến là sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh tế, góp phần thúc đẩy thị trường hàng hóa, dịch vụ phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều thành quả tích cực. Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 ghi nhận tốc độ phát triển kinh tế trong nước ổn định với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, đạt mức kỉ lục so với cùng kỳ của 9 năm gần nhất; lạm phát bình quân 9 tháng cũng được kiểm soát ở mức thấp, đạt 1,91%. Đóng góp vào thành quả tích cực này, phải kể đến sự phát triển không ngừng nghỉ của nhóm ngành dịch vụ. Trong số đó, dịch vụ logistics cũng đang từng bước chuyển mình, ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Việc nâng tầm hệ thống logistics là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ trong lộ trình phát triển kinh tế đất nước. Gắn liền với sự thành công của sản xuất và thương mại, logistics là điều kiện tiên quyết cho dòng lưu thông hàng hóa nội địa cũng như quốc tế. Một hệ thống logistics phát triển bền vững giúp giảm bớt thời gian lưu thông, giảm chi phí và gia tăng sự an toàn trong suốt quá trình chu chuyển hàng hóa. Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận sự thành công này từ nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Hà Lan, Singapore hay Trung Quốc. Giai đoạn 2020 – 2022, cả thế giới chứng kiến sự suy thoái kinh tế đột ngột gây ra bởi dịch bệnh COVID-19. Dịch bệnh đã tạo ra các rào cản rất lớn trong logistics hàng hóa, khiến cho khối lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và cung ứng ra thị trường bị ách tắc buộc con người phải tập trung hơn vào các yếu tố công nghệ cũng như phát triển hạ tầng kỹ thuật logistics nhiều hơn. Đồng thời, các quan hệ kinh tế cũng đang dần trở nên đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố hơn. Nhu cầu mua hàng nhanh chóng và hạn chế tiếp xúc, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo về mặt giá cả và chất lượng đã buộc các nhà sản xuất phải chuyển sang cạnh tranh quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hoá quá trình lưu chuyển nguyên liệu và bán thành2 phẩm. trong cả hệ thống quản lý, lưu thông, phân phối hàng hoá của doanh nghiệp. Có thể nói, chính dịch bệnh bùng phát đã khiến cho logistics phát triển mạnh hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ban đầu, logistics được xem là một giải pháp mới nhằm hợp lí hoá hơn quy trình sản xuất kinh doanh, mang đến hiệu quả tốt nhất cho các doanh nghiệp. Khi dịch bệnh lan rộng khiến công nghệ thông tin và truyền thông phát triển kết hợp với dịch vụ logistics được coi là một trong các ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay