Luận án Chế định thủ tướng chính phủ ở Việt Nam

<p> Với hầu hết các nhà nước thời hiện đại, TTCP được biết đến như một trong những nhân vật chính trị nổi bật hàng đầu. TTCP là một cá nhân trong một thiết chế mang tính tập thể song cá nhân đó lại nắm quyền hành pháp, lãnh đạo, điều hành, dẫn dắt Chính phủ và chịu trách nhiệm về đường hướng phát triển của cơ quan này. TTCP là một chức danh trong bộ máy HCNN ở trung ương song chức danh đó lại chứa đựng sức mạnh và tầm ảnh hưởng vươn tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những câu hỏi về TTCP, vì thế, luôn là những vấn đề chính trị - pháp lý quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: Chính trị học, Chính trị học so sánh, Luật học Tiếp cận TTCP từ góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về TTCP ở Việt Nam hiện nay với tư cách một chế định pháp luật là việc làm cần thiết và cấp bách, xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, về phương diện lý luận – khoa học Quyền lực nhà nước vốn là thống nhất và không phân chia, với nguyên lý đó, thành quả lớn nhất mà Cách mạng tư sản để lại cho nhân loại chính là một công thức phối hợp triển khai quyền lực nhà nước một cách hiệu quả nhất. Theo đó, sự ra đời của nguyên tắc tam quyền phân lập là cột mốc đánh dấu sự ra đời quyền hành pháp và bộ máy hành pháp. Ở nhiều nước, TTCP là người đứng đầu Chính phủ, là chủ thể nắm giữ quyền hành pháp, lãnh đạo Chính phủ thực thi quyền hành pháp. TTCP đảm nhận vai trò, sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong điều kiện chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các chủ thể nắm giữ các nhánh quyền còn lại và trong sự giám sát thường xuyên của nhân dân. Xã hội càng phát triển, hành pháp càng chứng tỏ các ưu thế của mình và vì vậy vai trò của TTCP càng được đề cao. Bởi hành pháp vốn cần đến sự quyết đoán, dám chịu trách nhiệm và điều đó hoàn toàn phù hợp với sự điều hành của cá nhân. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp hiện hành, bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với nguyên tắc này, yếu tố “phân quyền” hợp lý được tiếp thu và ghi nhận. Do vậy, TTCP không còn đơn thuần là “Chủ tịch HĐBT” hay “Bộ trưởng thứ nhất trong số các Bộ trưởng” như quy định của Hiến pháp 1980. Vai trò của TTCP trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu hệ thống HCNN ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, so với lý luận phân quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước thì nguyên tắc “phân công, phối hợp, có sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” là nguyên tắc lai tạo và khá đặc thù của Việt Nam. Với nguyên tắc này, vị trí, chức năng của Chính phủ và vấn đề kiểm soát quyền hành pháp đặt ra nhiều vấn đề cần giải đáp. Một mặt Chính phủ dường như độc lập hơn, phát huy tốt hơn vai trò người đứng đầu hệ thống hành chính, mặt khác lại được tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát một chiều của cơ quan lập pháp và sự lãnh2 đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước khá đặc thù nói trên, dẫn đến những nhận thức chưa thống nhất trong lý luận về quyền hành pháp, về Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ mà khoa học chính trị - pháp lý cần làm sáng tỏ. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY