Phát triển của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã giúp cho sự phát triển của quốc gia nói chung. Vai trò của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ được đề cập đến trong việc tăng tưởng kinh tế một quốc gia mà còn giải thích sự phát triển của thương mại thế giới. Xu thế phát triển của thương mại quốc tế đã đưa khoa học, công nghệ trở thành một loại hàng hóa đặc biệt với giá trị đóng góp ngày càng lớn. Trong thời gian từ 2008 đến 2018, giá trị đóng góp của khoa học công, nghệ trong thương mại quốc tế tăng từ 1,9 nghìn tỷ USD lên 3,2 nghìn tỷ USD (Khan và đồng nghiệp, 2020). Các báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về năng lực cạnh tranh của các quốc gia nói chung và của các ngành, lĩnh vực kinh tế nói riêng cho thấy thương mại trong sản xuất chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngành công nghệ. Nắm bắt được bí quyết và quy luật này, để duy trì được năng lực cạnh tranh quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, các nước đều không ngừng nỗ lực cải thiện năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nhận thức được nguy cơ tụt hậu về khoa học công nghệ từ đó có thể gây giảm sút năng lực cạnh tranh và tiềm lực tăng trưởng của nền kinh tế, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (năm 1996) về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”. Tiếp theo đó trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020” Đảng đã chỉ rõ phát triển khoa học, công nghệ phải thực sự trở thành động lực then chốt trong quá trình phát triển, và Hội nghị TW6 khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 về phát triển khoa học, công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhằm hiện thực hóa các chủ trương và đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, chiến lược quan trọng như Quyết định 481/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển khoa học, công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học công nghệ2 của Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế. Gần đây Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định một trong các đột phá chiến lược là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo đó, Chiến lược đã xác định “Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ, đa dạng hóa đối tác, lựa chọn đối tác chiến lược là các quốc gia có nền khoa học, công nghệ tiên tiến; gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ với hợp tác kinh tế quốc tế. Phát triển mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam, thu hút sự tham gia đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài” là một trong những nhiệm vụ chiến lược để thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay