Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014, dân số nước ta đang ở thời kỳ có ưu thế về lực lượng lao động, gọi là thời kỳ của "cơ cấu dân số vàng". Liên Hợp Quốc định nghĩa đó là thời kỳ tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ở mức dưới 30% và tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên ở mức dưới 15% trong tổng dân số. Thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" của nước ta sẽ kết thúc vào năm 2040 vì vào thời gian này, tỷ lệ người trên 65 tuổi bắt đầu vượt quá 15%. Năm 2014 tỷ lệ người trên 65 tuổi là 7,1%, dự kiến đến năm 2049, tỷ lệ này sẽ là 18,1% [1]. Sự già hóa của dân số kéo theo sự gia tăng của nhóm bệnh lý ung thư, tim mạch cũng như bệnh lý thoái hóa. Trong số các bệnh lý thoái hóa, sa sút trí tuệ là bệnh lý suy giảm trí nhớ tiến triển gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh đồng thời gây ra gánh nặng chăm sóc nặng nề cho gia đình cũng như xã hội. Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người trên 60 tuổi của thế giới là từ 5 đến 7% tại đa số các vùng. Tỷ lệ cao nhất ở châu Mỹ La tinh (8,5%) và thấp nhất ở vùng dưới sa mạc Sa-ha-ra của châu Phi (2-4%). Ước tính có 46,8 triệu người mắc sa sút trí tuệ trên toàn thế giới vào năm 2015, với khoảng 10 triệu trường hợp mới mắc hàng năm, lên đến khoảng 130 triệu vào năm 2050 [2]. Phần lớn bệnh nhân sa sút trí tuệ sống tại các nước thu nhập trung bình và thấp, dự kiến tỷ lệ này là 63% vào năm 2030 và 71% vào năm 2050 [3]. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương thực hiện năm 2005 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ của người Việt Nam trên 60 tuổi là 4,5%, còn theo số liệu được công bố năm 2009 trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt và cộng sự ở Thái Nguyên, tỷ lệ này là 7,9% [4]. Trong các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer chiếm 50-70%. Bệnh Alzheimer trải qua ba giai đoạn: tiền lâm sàng, suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ tiến triển theo các mức độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở giai đoạn nặng, não teo tiến triển, bệnh nhân mất hết khả năng tiếp xúc và hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Các triệu chứng có thể kèm theo là sút cân, rối loạn nuốt, nhiễm khuẩn hô hấp và loét do tỳ đè. Tử vong là hậu quả cuối cùng và nguyên nhân thường do sặc. Đa số bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng sống tại nhà và được người thân trong gia đình chăm sóc. Điều này mang đến gánh nặng lớn đối với người chăm sóc. Người chăm sóc trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, sức khỏe tinh thần, tình trạng tài chính cũng như đời sống xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, hội chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán sàng lọc, lâm sàng suy giảm nhận thức trong bệnh Alzheimer, cơ chế phân tử, một số yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ, ảnh hưởng của bệnh tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào đánh giá bệnh ở giai đoạn nặng, giai đoạn mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nào cũng phải trải qua trước khi bệnh nhân tử vong, để từ đó giúp xây dựng những chiến lược chăm sóc hỗ trợ. Chính vì các lí do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng” nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer giai đoạn nặng. 2. Đánh giá gánh nặng chăm sóc trên người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng và các yếu tố liên quan.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay