Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTON) đã mang lại niềm hạnh phúc làm cha mẹ cho nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc sinh con. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật TTON, nhiều kỹ thuật phụ trợ khác cũng phát triển theo, một trong các kỹ thuật hỗ trợ cho kỹ thuật TTON là kỹ thuật trữ đông phôi. Trữ đông phôi giúp bảo quản đƣợc các phôi dƣ thừa, các phôi của bệnh nhân vì một lý do nào đó không thể chuyển phôi đƣợc nhƣ quá kích buồng trứng, niêm mạc tử cung không tốt cũng nhƣ các trƣờng hợp không đƣa đƣợc phôi vào buồng tử cung. Hiện nay, chuyển phôi trữ đông là một trong những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) đang đƣợc áp dụng rộng rãi vì hiệu quả cao về cả tỷ lệ thành công cũng nhƣ tính kinh tế. Năm 1983, sự ra đời của em bé đầu tiên trên thế giới từ phôi trữ đông bằng kĩ thuật hạ nhiệt độ chậm (slow-freezing) đã đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong lĩnh vực TTON [1]. Cho đến nay, có hàng triệu trẻ sinh ra từ phôi trữ đông. Ngƣời ta nhận thấy, với chuyển phôi trữ đông, tỷ lệ có thai cộng dồn của một chu kì có kích thích buồng trứng (KTBT) đƣợc cải thiện đáng kể. Trong một báo cáo phân tích kết quả 3 năm liên tục tại Nhật, số liệu cho thấy tỷ lệ có thai tăng lên 8% khi kết hợp chu trình IVF có kích thích với chuyển phôi trữ đông [2]. Tiến bộ này làm chuyển phôi trữ đông ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trong các trung tâm IVF (In vitro fertilization- thụ tinh ống nghiệm) trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, trữ đông phôi đƣợc triển khai thành công từ năm 2002 và cho đến nay ƣớc tính đã có 2500 trẻ sơ sinh đƣợc ra đời từ chuyển phôi trữ đông tại các trung tâm IVF trên toàn quốc [3]. Đây là một con số đáng mừng, cho thấy chuyển phôi trữ đông đã và đang mang lại những cơ hội thành công lớn hơn cho những đợt điều trị IVF và sau thất bại của chuyển phôi tƣơi. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng (BVPSTW), một trong những trung tâm IVF lớn nhất Việt Nam, sự thành công của kĩ thuật này đƣợc đánh dấu bởi sự ra đời của hai em bé song sinh vào năm 2004 với tỉ lệ có thai là khoảng 30% mỗi năm. Có thể nói, chuyển phôi trữ đông là một kĩ thuật có nhiều ƣu điểm, làm tăng tỷ lệ tận dụng phôi, tăng tỷ lệ có thai tích lũy, ngăn chặn hội chứng quá kích buồng trứng nặng trong chu kì kích thích buồng trứng. Tuy nhiên, kĩ thuật này cũng chịu nhiều ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan nhƣ: đặc điểm của bệnh nhân, các kĩ năng của bác sỹ lâm sàng, các yếu tố labo. Tính đến nay, vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu đề cập đến hiệu quả và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của chuyển phôi trữ đông, trong khi vấn đề này là hết sức cần thiết đối với các ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật, để có thể đƣa ra các kiến nghị phù hợp, để nâng cao tối đa hiệu quả của chuyển phôi trữ đông. Xuất phát từ mục đích cũng nhƣ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứ đề tài: “Đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại BVPSTW giai đoạn 2012 -2014”, với ba mục tiêu nghiên cứu sau: - Mục tiêu 1: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân chuyển phôi trữ đông đƣợc thực hiện tại BVPSTW giai đoạn 2012-2014. - Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả của chuyển phôi trữ đông. - Mục tiêu 3: Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chuyển phôi trữ đông.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay