Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mặc dù xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa vẫn được tiếp tục nhưng có những trở ngại không nhỏ. Chủ nghĩa bảo hộ nổi lên ở một số khu vực. Bên cạnh đó, thế giới xuất hiện một số sự kiện quan trọng có thể làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới vốn tồn tại trong mấy thập niên qua. Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chưa có hồi kết; Liên minh châu Âu (EU) bị chia rẽ hơn sau tiến trình Brexit, xung đột Nga và Ucraine làm trật tự châu Âu đang thay đổi . Trung tâm kinh tế toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những tình huống đó làm cho môi trường đầu tư bị tác động đáng kể. Các tập đoàn kinh tế có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì thế đang có những điều chỉnh cần thiết trên qui mô toàn cầu. Đây là cơ hội cho các quốc gia mới nổi dòng vốn dòng đầu tư đang được cơ cấu lại này. Kể từ khi Đổi mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập với kinh tế thế giới và hội nhập trở thành một yếu tố quan trọng cho kết quả tăng trưởng khá cao trong suốt một thời gian dài. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, đặc biệt là các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVTFA) là các FTAs thế hệ mới đang đem lại cơ hội mới cho dòng vốn thêm FDI. Bên cạnh các chính sách và chương trình tạo thuận lợi hóa môi trường đầu tư Việt Nam đã đảm bảo được một môi trường ổn định về kinh tế vĩ mô và ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt Việt Nam đã thích ứng tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, tạo ra lợi thế không nh trong cạnh tranh dòng vốn FDI ở khu vực. Trong2 năm 2021, vốn đăng ký FDI đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2%, vốn thực hiện đạt 19,74 tỷ USD. Việt Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong số nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm. Khu vực FDI cho đến 2021 đã chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu từ nguyên liệu thô, khoáng sản sang công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay