<p> Theo Tổng cục thống kê (2019), dệt may là ngành công nghiệp có đóng góp kim ngạch xuất khẩu hàng đầu cho nền kinh tế Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 39 tỷ USD tăng 7,14% so với năm 2018; tạo ra 1,91 triệu việc làm với thu nhập ổn định và ngày càng được cải thiện. Ngành dệt may phát triển mạnh đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hàng dệt may đứng hàng thứ 2, thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Để có được kết quả như vậy, nhân lực có vai trò hết sức quan trọng và có quyết định tới hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ngành dệt may. Trong doanh nghiệp nói chung và DNDM nói riêng, NLQT tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng thông qua các hoạt động của NLQT sẽ làm quá trình hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng cân đối, hướng tới mục tiêu hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Có thể thấy rằng nếu nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp thì NLQT giữ vị trí trung tâm của sự phát triển đó. Họ là những nhà quản trị điều hành, là người chèo lái con thuyền đưa DN vượt qua thách thức trong mọi hoàn cảnh và vươn tới thành công. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt, doanh nghiệp dệt may cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Do đặc thù nhân lực là nguồn lực khó bắt chước và sao chép như những nguồn lực khác nên tăng cường chất lượng nhân lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bản thân NLQT cũng là một nguồn lực nên việc khai thác, sử dụng nguồn lực này thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu đối với mỗi doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì đội ngũ NLQT doanh nghiệp cần lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, doanh nghiệp cần duy trì và phát triển NLQT thường xuyên và hiệu quả. Hưng Yên là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương; tiếp giáp với Hà Nội là trung tâm về thiết kế thời trang, sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may; có 2 KCN lớn về dệt may. Đồng thời, Hưng Yên còn là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, con người Hưng Yên cần cù, chịu khó; Với quy hoạch trở thành vùng trọng điểm phát triển dệt may của Đồng bằng Sông Hồng, Hưng Yên có thế mạnh để phát triển dệt may không thua kém địa phương nào trong cả nước. Dệt may đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Hưng Yên, cụ thể năm 2020 đã tạo việc làm cho 54.675 người (chiếm 24,4% tổng số nhân lực trong doanh nghiệp toàn Tỉnh) và đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,26% của Tỉnh. Tuy nhiên, các DNDM tại Hưng Yên hiện nay còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển của địa phương, đội ngũ NLQT trong các DN còn thiếu và hạn chế về năng lực quản trị, phần nào hạn chế hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay