<p> Nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo đối với Việt Nam trở nên cấp thiết, việc chuyển dịch từ sử dụng các dạng năng lượng truyền thống sang sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ có ý nghĩa đối với ngành năng lượng mà chuyển dịch cả mô hình kinh tế hướng đến phát triển bền vững. Kinh tế - Xã hội phát triển càng mạnh thì nhu cầu về sử dụng năng lượng ngày càng cao. Vì vậy, muốn bảo đảm kế hoạch năng lượng đến năm 2030 tầm nhìn 2045 theo Dự thảo đề án Quy hoạch Điện VIII thì Việt Nam đến năm 30 cần sản xuất 39,4 triệu tấn than và sẽ phải nhập khoảng 43,7 triệu tấn than để đảm bảo cho an ninh năng lượng. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về Phát triển bền vững. Nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu về tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm rất mới, mang tính quyết sách là tiếp tục xem xét và hình thành những trung tâm năng lượng tái tạo dựa trên nền tảng lợi thế của công nghệ, vị trí địa lý, tiềm năng, đồng thời khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Để làm rõ việc phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam, những đóng góp của năng lượng tái tạo với phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam những thành công và hạn chế. Theo hướng tiếp cận quản trị kinh doanh hiện đại, phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo (SPNLTT) được tiếp cận theo mục tiêu, quá trình dựa trên tiềm năng trong bối cảnh sản xuất kinh doanh cụ thể để đạt được mục tiêu chiến lược của ngành. Thực tiễn phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo ở Việt Nam có những thành công, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu trong xu hướng phát triển đến năm 2030 tầm nhìn 2045 đặt ra ngày càng cấp thiết. Các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) có tiềm năng khá lớn về năng lượng tái tạo cụ thể như: Thủy điện nhỏ, điện Gió, Mặt trời, Sinh khối. Vùng có vị trí địa lý đặc biệt về an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế, mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng khác trong nước. Tuy nhiên do dân cư vùng TDMNPB tập chung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn thiếu đặc biệt là hạ tầng giao thông nên việc cung cấp điện cho phụ tải vùng này gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2020-2030, nhu cầu tiêu thụ SPNLTT (Sản phẩm điện năng lượng tái tạo) ở vùng TDMNPB sẽ gia tăng nhanh đặc biệt là ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là khu vực chưa có điện lưới quốc gia. Việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sản phẩm năng lượng tái tạo của vùng sẽ giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch cho sản xuất điện, giảm phát thải các loại khí độc hại, khí nhà kính và các loại khí thải gây hại. Giảm đầu tư rất lớn từ ngân sách cho hệ thống điện và xa hơn là các hộ gia đình giảm chi phí tiền điện hàng tháng, xã hội giảm ô nhiễm môi trường. Góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình điện khí hoá nông thôn đạt được mục tiêu 100% số hộ dân có điện, những nơi không thể kéo điện từ lưới điện quốc gia hoặc nếu có thể kéo đến thì chi phí quá cao. Cải thiện đời sống cho người dân ngày càng nâng cao và văn minh hơn. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo nhằm tạo cơ hội việc làm, sử dụng hợp lý tài nguyên để sản xuất điện. Khai thác bền vững nguồn năng lượng Sinh khối từ gỗ củi mà không làm ảnh hưởng đến trữ lượng, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm nông nghiệp đang bị bỏ phí tại các địa phương. Tận dụng nguồn rác thải sinh hoạt được thu gom để sản xuất điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay