Luận án Hạn chế tình trạng đô la hóa tại Việt Nam

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế đang chuyển đổi đã thu hút một lượng lớn ngoại tệ thông qua nhiều kênh khác nhau. Các nguồn ngoại tệ này là các nguồn lực quan trọng giúp các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các quốc gia này đã và đang đối mặt với hiện tượng đô la hóa (ĐLH) trong nền kinh tế. ĐLH thường được xem là sản phẩm tất yếu, một thực thể khách quan gắn với cơ chế hoạt động của mô hình kinh tế mở, vì vậy, bản thân nội dung của hiện tượng này đã thể hiện tính tích cực của nó. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bị ĐLH, quá trình điều hòa cung ứng tiền của ngân hàng trung ương gặp nhiều khó khăn, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, khi những nội dung ĐLH bị lạm dụng bởi những yếu tố chủ quan, tự phát của các thành viên trong xã hội, hoặc khi các cơ quan quản lý kinh tế không có những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát được những mặt tiêu cực của nó, ĐLH sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho nền kinh tế - xã hội. Cùng cảnh ngộ như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam có một lịch sử lâu dài về việc sử dụng đồng đô la Mỹ song song với đồng tiền Việt Nam từ những năm 1960. Ở miền Nam, đô la Mỹ đã được cất trữ và sử dụng rộng rãi, ngược lại, ở miền Bắc ngoại tệ bị cấm theo Nghị định 102/CP ngày 06/7/1963. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nền kinh tế Việt Nam trãi qua một thời kỳ dài đầy khó khăn và thất bại trong chính sách giá – lương – tiền của đồng nội tệ, từ đó, công chúng càng mất niềm tin vào giá trị VND, tâm lý sùng bái vàng và ngoại tệ càng gia tăng, tình trạng ĐLH càng phức tạp. Tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ/M2 được chính thức công bố vào năm 1991 là 41,2% (không có số liệu vàng hóa), và từ đây vấn đề ĐLH bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm như: Dodsworth và cộng sự (1996 ) [65]; Nguyễn, Thị Hồng (2002, 2011) [109,11]; Hauskrecht và Nguyễn, Thanh Hải (2004) [79]; Michiael Goujon (2006) [105]; Watanabe Shinichi (2006,- 2 - 2007) [132,133]; Nguyễn, Thanh Bình (2009) [10]; Nguyễn, Anh Tuấn (2009) [9]; Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào phân tích và đánh giá tình trạng ĐLH dựa trên lý thuyết ĐLH thông thường bao gồm (i) thay thế tài sản dưới dạng tài sản bằng ngoại tệ và (ii) thay thế tiền tệ trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Sau đó tìm mọi biện pháp để trả lời cho câu hỏi: Làm sao hạn chế hiện tượng này ở mức độ chấp nhận được trong khi khai thác được những ảnh hưởng tích cực của ĐLH? Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và đang tồn tại tình trạng ĐLH ở một mức độ nhất định, với những diễn biến khá phức tạp trong những năm qua, ảnh hưởng đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong tiến trình hội nhập. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐLH trên thế giới cũng như ở Việt Nam, song thực tiễn cho thấy tình trạng ĐLH vẫn còn tiếp diễn khá phức tạp, ảnh hưởng đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong tiến trình hội nhập và vẫn chưa có một phương thức giải quyết hiệu quả đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hạn chế tình trạng đô la hóa tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY