Ngành dược phẩm Việt Nam là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có ý nghĩa xã hội rất to lớn. Trong những năm gần đây, khi khủng hoảng toàn cầu và dịch bệnh kéo theo sự đi xuống của nhiều ngành sản xuất kinh doanh, ngành dược phẩm vẫn có sự tăng trưởng cao, với tỉ lệ trung bình khoảng 18,8%/năm giai đoạn 2009-2014 , khoảng 13,8%/năm trong giai đoạn 5 năm 2015 – 2019 , và chỉ chậm lại giai đoạn 2020-2021 do tác động của dịch bệnh Covid19. Nhân tố chính tác động đến xu hướng này do bản thân dược phẩm là sản phẩm thiết yếu không thể thay thế, cùng với sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao. Vì vậy, khi mức sống cải thiện và việc tiếp cận với các mặt hàng dược phẩm dễ dàng, đồng thời nhu cầu ngày càng cao của người dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dược phát triển. Tỉ lệ đóng góp của ngành cho GDP cả nước cũng tăng qua các năm và được dự báo tiếp tục giữ xu hướng này trong vòng 5 năm tới với sản lượng tiêu thụ thuốc tăng lên khoảng 16,1 tỷ USD vào năm 2026 . Bên cạnh những kết quả tăng trưởng đáng ghi nhận, ngành dược Việt Nam vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành. Tỷ lệ nhập khẩu dược phẩm còn ở mức cao, chiếm đến hơn 50% tổng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa, đặc biệt phân khúc giá trị cao. Trong khi đó, dù có tiềm năng lớn về quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, dược phẩm sản xuất trong nước của các công ty dược phẩm Việt Nam chỉ chiếm được khoảng 45% thị trường, kim ngạch xuất khẩu còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng đến sức cạnh tranh của các công ty dược phẩm Việt Nam chính là hệ thống và phương thức tiêu thụ dược phẩm còn yếu về trình độ và công nghệ quản lý, thiếu sự liên kết thông tin. Tiêu thụ dược phẩm là khâu cuối cùng, trực tiếp quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh, công tác tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ đảm bảo thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành ổn định, mặt khác doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm tạo nguồn tích lũy để đầu tư tái sản xuất mở rộng. Để ngành dược Việt Nam chiếm được thế chủ động, giảm sự tác động bởi dược phẩm nước ngoài, yêu cầu cải tiến, nâng cao trình độ của hệ thống công cụ quản lý nói chung, hệ thống kế toán nói riêng trong công tác tiêu thụ sản phẩm ở các công ty dược phẩm Việt Nam là vô cùng cấp thiết.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay