<p> Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc thúc đẩy hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, theo lộ trình cam kết của WTO chúng ta cần mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực, trong đó có các dịch vụ công. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương đổi mới cơ chế quản lý phù hợp đó là từng bước cải cách cơ chế tài chính công theo hướng phát huy tính tự chủ và hiệu quả sử dụng NSNN, phát huy mọi khả năng của các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc cung cấp dịch vụ công với chất lượng cao. Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị này là khâu then chốt, đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành - bại của quá trình đổi mới. Sự ra đời của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, sau đó được thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; đến ngày 14/02/2015, nghị định 43/2006/NĐ-CP được thay thế bằng nghị định 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngày 21/06/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 16/2015/NĐ-CP với hy vọng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, nâng cao tính đáp ứng của các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng giai đoạn phát triển của nước nhà. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và ban hành Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Đây được xem như là một nỗ lực tất yếu, cần thiết nhằm minh bạch hóa thông tin trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đánh dấu một bước chuyển mình lớn với những thay đổi một cách toàn diện dựa trên nền tảng của chuẩn mực kế toán công quốc tế, tiệm cận hơn với khu vực doanh nghiệp. Trong các loại hình ĐVSNCL, hệ thống BVCL đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho xã hội, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về y tế và CSSK cho người dân Việt Nam. Hệ thống BVCL của Việt Nam bao gồm các BVCL trung ương và các BVCL địa phương, hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, sự thay đổi các chủ trương chính sách hiện nay2 đã tạo ra hành lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị này trong việc phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN cho các hoạt động của đơn vị. Trong cơ chế tài chính mới, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã giúp cho các đơn vị nói chung và hệ thống BVCL nói riêng chủ động mở rộng các hoạt động để tăng nguồn thu, giảm gánh nặng cho NSNN. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay