<p> Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tiền thân là Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930. Lịch sử hình thành và phát triển của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam gắn liền với lịch sử và đặc điểm của xã hội Việt Nam. Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam - một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng về MTTQVN đã được thể chế hóa trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946. Với Hiến pháp 1946, Đảng ta chủ trương thực hiện “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” nhằm đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo, đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Hiến pháp 1959 đã thể chế hóa quan điểm Đảng ta về “sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có chức năng, nhiệm vụ rất cơ bản là tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Cơ chế Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý là để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng và Nhà nước rất cần có sự tham gia, hơn thế là sự tham gia chủ động, tích cực, thực chất, có hiệu quả từ phía MTTQVN trong công tác xây dựng đảng, nhà nước mà trọng tâm là giám sát và phản biện xã hội (PBXH). Trong một xã hội mở rộng dân chủ, do một Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo thì nhu cầu được MTTQVN giám sát và PBXH là rất cần thiết. Sự có mặt của MTTQVN trong mối quan hệ này sẽ như một “đối trọng” mang tính khách quan. Điều này càng cho thấy rõ bản chất của xã hội Việt Nam là xã hội dân chủ và mục đích cuối cùng không gì khác là, để người dân được là chủ và làm chủ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lúc sinh thời hằng mong muốn. Vì mục đích chung, cơ bản của hoạt động giám sát và PBXH của MTTQVN là góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực2 tiễn của đời sống xã hội trong việc hoạch định, xây dựng và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay