<p> Trong nhiều năm trở lại đây, liên kết (kết nối) vùng trong phát triển du lịch đang nổi lên như một xu thế mới của quá trình hợp tác phát triển kinh tế vùng và trở thành chiến lược trọng tâm tại nhiều nước trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những đặc điểm của ngành du lịch đặt ra yêu cầu của kết nối vùng trong phát triển du lịch như là một thực tế khách quan, có tính tất yếu. Saraniemi và Kylänen (2011) đã dẫn chứng từ đặc điểm của điểm đến du lịch để lý giải cho sự cần thiết trong liên kết, hợp tác du lịch. Theo đó, điểm đến du lịch không phải là một hệ thống ổn định và khép kín, tức là không nên xem điểm đến du lịch như một khu vực địa lý xác định, một thực thể lãnh thổ cố định – là quan điểm tiếp cận tĩnh theo lối truyền thống trước đây, mà điểm đến du lịch cần được tiếp cận theo quan điểm mở, từ đó xây dựng các chiến lược hợp tác, liên kết [89]. Theo Blasco và cộng sự (2014), điểm đến du lịch cũng có thể được nhìn nhận trên giác độ không gian tiêu dùng của du khách (Tourists’consumption space) và khi độ dài không gian tiêu dùng vượt quá sự giới hạn của một điểm đến ở đường biên giới quốc tế thì sự hợp tác, liên kết vùng xuyên biên giới là tất yếu [49]. Với tính chất là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ giới hạn trong một lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực (Hoàng Văn Hoa, 2019) [12]. Như vậy, chỉ khi sự cần thiết của kết nối vùng trong phát triển du lịch đã được khẳng định thì việc tìm hiểu cơ sở khoa học cũng như đánh giá tình hình thực tiễn để đề xuất giải pháp tăng cường kết nối vùng trong phát triển du lịch là hoàn toàn mang tính cấp thiết không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn ở cả cấp độ địa phương. Ở nước ta, chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch cũng được Chính phủ, Bộ ngành và chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm và được thể hiện trong nhiều văn bản chính sách phát triển ngành du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Chính phủ) đã nêu rõ quan điểm: “.Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch”, trong đó xác định giải pháp phát triển sản phẩm du lịch: “.Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới2 hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng du lịch” [3]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Chính phủ) cũng nêu rõ quan điểm phát triển: “ tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch chung toàn vùng” [5]. Từ những chủ trương và chính sách của nhà nước, hoạt động kết nối vùng trong phát triển du lịch đã được tổ chức thực hiện ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Có thể kể đến liên kết phát triển du lịch của 8 tỉnh vùng Tây Bắc [98], hay liên kết du lịch 4 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh [39]; mô hình liên kết giữa 03 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam [21], Tuy nhiên, các mô hình liên kết vùng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả; cho đến nay tư duy phát triển du lịch ở các địa phương vẫn còn mang nặng tính “Tự lực địa phương” là chính, dẫn đến sự chia cắt, manh mún [31]. Điều này cho thấy, nghiên cứu kết nối vùng trong phát triển du lịch không chỉ có ý nghĩa về phương diện lý luận mà còn mang tính cấp thiết từ thực tiễn đặt ra đối với quá trình phát triển ngành du lịch trong điều kiện hội nhập hiện nay ở nước ta nói chung và từng địa phương nói riêng. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay