<p> Trong những năm qua Ngành Thủy sản Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng. Đến năm 2020, sản lượng thủy sản cả năm ước đạt hơn 8,4 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2019; trong đó, sản lượng khai thác ước đạt hơn 3,84 triệu tấn, tăng 2,5%; sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 4,56 triệu tấn, tăng 1,4%. Mức độ tăng sản lượng trong các năm từ 2010 - 2020 trung bình từ 10%/năm. Thủy sản nuôi trồng đã đóng góp chính vào sự tăng trưởng của ngành. Đến năm 2020, thủy sản Việt Nam đã đạt con số 8,6 tỷ kim ngạch XK, tăng gần gấp 2 lần năm 2010 và có mặt tại 160 nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển NTTS, đặc biệt là các mô hình nuôi thủy sản bán thâm canh và thâm canh đã đặt nghề nuôi thủy sản trước các nguy cơ: - Nguy cơ bùng phát dịch bệnh: do qui hoạch vùng nuôi chưa đồng bộ, nuôi nhiều vụ với mật độ cao, chưa chủ động được khâu sản xuất giống, chưa kiểm soát được dịch bệnh trong sản xuất và lưu thông giống Đến năm 2020, sau rất nhiều nỗ lực và chi phí của ngành nông nghiệp, con số này vẫn là 66.140,79 ha/685.000 ha nuôi tôm. - Nguy cơ suy thoái môi trường: việc tăng nhanh diện tích NTTS không theo qui hoạch, phá rừng ngập mặn để nuôi thủy sản gây mất cân bằng sinh thái; ô nhiễm môi trường đã xuất hiện trên nhiều vùng đầm phá nuôi thâm canh vì người nuôi ngày càng sử dụng nhiều thuốc và hóa chất để trị bệnh thủy sản nuôi; các chất thải tồn đọng không được xử lý thải thẳng ra môi trường, ô nhiễm nước đã dẫn đến việc suy giảm nguồn nước ngầm ở các vùng nuôi tôm trên cát. Đã xuất hiện nguy cơ suy thoái đất ở các tỉnh Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên. Từ năm 2016-2019, tình hình hạn hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp đã làm giảm năng suất các loài nuôi nước ngọt ở đồng bằng Sông Cửu Long - Nguy cơ không đảm bảo ATTP: NTTS phát triển với tốc độ nhanh, nuôi mật độ cao để đạt năng suất kéo theo dịch bệnh bùng phát và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc, chất xử lý môi trường, trong đó có cả các hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng để trị bệnh cho thủy sản. Dư lượng các hóa chất và kháng sinh có hại tồn đọng trong cơ thịt thủy sản có thể gây mất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay