Luận án Lý thuyết điểm bất động và ứng dụng

Đến nay, lý thuyết điểm bất động đã ra đời khoảng một thế kỷ và phát triển mạnh mẽ trong năm thập kỷ gần đây. Sự ra đời của Nguyên lý điểm bất động Brouwer (1912) và ánh xạ co Banach (1922) đã hình thành 2 hướng chính của lý thuyết điểm bất động: sự tồn tại điểm bất động của ánh xạ liên tục và sự tồn tại điểm bất động dạng co. Lý thuyết điểm bất động có nhiều ứng dụng như: chứng minh sự tồn tại nghiệm của phương trình vi phân và phương trình tích phân (định lý Picard và định lý Peano), chứng minh nguyên lý -biến phân Ekeland, chứng minh sự tồn tại điểm cân bằng trong mô hình kinh tế, sự tồn tại nghiệm tối ưu của nhiều bài toán trong lý thuyết tối ưu. Nguyên lý ánh xạ co Banach (1922) là kết quả khởi đầu cho lý thuyết điểm bất động dạng co, nhưng phải đến những năm 60 của thế kỷ 20 mới được phát triển mạnh mẽ. Nó cho phép ta xây dựng thuật toán tìm nghiệm của bài toán. Các nhà toán học đã mở rộng Nguyên lý ánh xạ co Banach theo hai hướng: đưa ra các khái niệm mới, ánh xạ đa trị và mở rộng ánh xạ co đến ánh xạ không giãn. Các kết quả tiêu biểu có thể kể đến như: M.Edelstein, D.Boyd, A.Meir, E.Keeler cho ánh xạ đơn trị; Caristi, S.Nadler, Ky Fan .cho ánh xạ đa trị. Một quan hệ giữa ánh xạ co và ánh xạ không giãn là: ánh xạ không giãn có thể được xấp xỉ bằng một dãy ánh xạ co trên tập C lồi, đóng, bị chặn trong không gian Banach, xác định bởi công thức T n x = 1 n x 0 + (1 − 1 n )T x, trong đó x 0 là điểm cố định trong C . Vì vậy, sự tồn tại điểm bất động của ánh xạ co kéo theo sự tồn tại điểm bất động -xấp xỉ của ánh xạ không giãn (x là điểm bất động -xấp xỉ của ánh xạ T nếu d(x, T x) ≤ ) trên 2 tập lồi, đóng, bị chặn trong không gian Banach. Tuy nhiên, sự tồn tại điểm bất động của ánh xạ không giãn thường gắn liền với cấu trúc hình học của không gian Banach. Lý thuyết điểm bất động của ánh xạ không giãn được mở đầu bằng 3 công trình của F.E.Browder, K.Goebel và W.A.Kirk vào năm 1965. Kết quả quan trọng của W.A.Kirk được trình bày trong chương 2 của luận văn này. Mở rộng tự nhiên cho lý thuyết điểm bất động của ánh xạ không giãn là nghiên cứu sự tồn tại điểm bất động của ánh xạ Lipschitz với hệ số lớn hơn 1. Tuy nhiên, Kakutani đã chỉ ra ánh xạ Lipschitz với hệ số đủ gần 1 trong hình cầu đóng đơn vị của không gian Hilbert không có điểm bất động. Nguyên lý điểm bất động Brouwer được mở rộng theo 2 giai đoạn. Ban đầu, người ta mở rộng kết quả này trên lớp các không gian tổng quát như: định lý Schauder (1930) trong không gian định chuẩn, định lý Tikhonov (1935) trong không gian lồi địa phương,. . Sau đó mở rộng đến ánh xạ đa trị nửa liên tục trên, mở đầu là kết quả của Kakutani (1941), tiêu biểu là Ky Fan (1952).

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY