<p> Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) luôn là vấn đề được các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) hết sức quan tâm, vì đó là con đường duy nhất để DNVVN tồn tại và phát triển bền vững. Để nghiên cứu về NLCT của DNNVV tại Kiên Giang, luận án dựa trên cách tiếp cận kết hợp lý thuyết nguồn lực và lý thuyết năng lực với 2 nhóm phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng. Số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng được thu thập từ các báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, báo cáo tài chính của các DNNVV trong thời gian 3 năm từ 2016-2018. Số liệu sơ cấp để kiểm định mô hình nghiên cứu được thu thập từ 457 DN trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 06/2021. Kết quả của nghiên cứu đạt được giải quyết các mục tiêu của luận án là: Thứ nhất, Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với 9 biến độc lập (trong đó có biến năng lực thâm nhập thị trường là thang đo đa hướng) và 1 biến phụ thuộc; Thứ hai, Phân tích thực trạng NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2016-2018 thông qua 5 nhóm tiêu chí đo lường NLCT; Thứ ba, Nghiên cứu đã phân tích và xác định được mức độ ảnh hưởng của 9 nhân tố trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo thứ tự ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Nguồn nhân lực (0,255); (2) Năng lự c tài chính (0,221); (3) Năng lực thâm nhập thị trường (0,215); (4) Năng lực công nghệ và đổi mới (0,181); (5) Năng lực sản xuất (0,161); (6) Năng lực liên kết và tạo lập các mối quan hệ (0,115); (7) Năng lực tổ chức quản lý DN (0,111); (8) Trách nhiệm xã hội (0,110); (9) Năng lực marketing (0,105). Trong đó, nhân tố năng lực thâm nhập thị trường là nhân tố mới được nghiên cứu đưa vào mô hình và kiểm định có mức độ ảnh hưởng đến NLCT ở vị trí thứ 3 trong 9 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm các biến vị trí công tác, số lao động, số vốn, lĩnh vực hoạt động cho thấy không có sự khác biệt trong việc giải thích (đánh giá) các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thứ tư, Kiểm định sự khác biệt trung bình về NLCT theo lĩnh vực và theo số vốn (quy mô) cho thấy: Các DN hoạt động trong lĩnh vực Nông – Lâm – Thuỷ sản có NLCT cao hơn các DN hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại dịch vụ; Các DN siêu nhỏ có NLCT thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ năm, nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó, luận án đã phát triển thang đo nhân tố mới là năng lực thâm nhập thị trường bổ sung vào lý thuyết năng lực. Đồng thời củng cố lý thuyết nguồn lực thông qua các nhân tố nguồn lực bên trong của DN. Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT DNNVV một cách có hệ thống. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay