<p> Bệnh héo xanh đã gây thiệt hại nặng nề ở những vùng thâm canh ớt ở đồng bằng sông Cửu Long, vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại có phạm vi ký chủ rộng trên nhiều loại rau và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, đặc biệt trong mùa mưa. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh héo xanh, chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Sử dụng gốc ghép là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh khả thi nhất, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam đối với cây cà chua, tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố trên cây ớt cay. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay (Capsicum spp.)” được thực hiện từ 2013-2017 nhằm xác định: 1/ Khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép, 2/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép, 3/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên cây ớt cay ghép, 4/ Mối tương quan di truyền và đặc điểm hình thái của các giống ớt và 5/ Gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt cay điều kiện ngoài đồng. Mười sáu thí nghiệm đã tiến hành tại Đại học Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ. Mười giống ớt làm gốc ghép (địa phương và nhập nội) và 2 giống ớt cay làm ngọn ghép (Hiểm lai 207 và Sừng vàng nhập nội, F1) đang được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy: 1/ Khả năng gây hại cao nhất là 2 chủng vi khuẩn Rs1 (xã Tân Bình) và Rs2 (xã Tân Quới) với tỉ lệ bệnh 93,8 và 95,8%, được phân lập ở huyện Thanh Bình-Đồng Tháp trong số 6 chủng được thu thập và phân lập ở tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang trên cây ớt cay làm ngọn ghép. 2/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh (chủng Rs1 và Rs2) của các giống ớt làm gốc ghép: Đà Lạt, TN592, TN598, TN607, TN557, Hiểm 27 (tỉ lệ bệnh 5,1-45,8%) đều thấp hơn 2 giống ớt làm ngọn điều kiện nhà lưới, 50 ngày sau khi lây bệnh. 3/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh của các tổ hợp ớt ghép đều thấp hơn Đối chứng không ghép điều kiện nhà lưới ở 40 ngày sau khi lây bệnh: (i) Tổ hợp Hiểm lai 207 trên gốc (Đà Lạt, TN592, TN557, TN607, Hiểm 27) có tỉ lệ bệnh thấp tương đương 1/3 so với Đối chứng không ghép và (ii) Tổ hợp ớt Sừng vàng trên 5 giống làm gốc có tỉ lệ bệnh thấp hơn 1/7 so với Đối chứng không ghép. Tổ hợp ghép của 2 loại ớt làm ngọn trên gốc TN557 kiểm soát bệnh héo xanh tốt hơn Đối chứng ghép và không ghép. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay