Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

<p> Rối loạn trầm cảm đang dần trở thành gánh nặng của thời hiện đại không phân biệt giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp. Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới, rối loạn trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây mất khả năng lao động đứng hàng thứ hai vào năm 2020 [1],[2]. Khoảng 45-70% những người tự sát mắc trầm cảm và 15% bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát [3],[4]. Rối loạn trầm cảm rất phổ biến ở bệnh nhân có bệnh tự miễn nhưng còn chưa được chẩn đoán, ước tính tỷ lệ này là 67%, dao động từ 17 đến 75%. Tỷ lệ mắc giai đoạn trầm cảm nặng trong 12 tháng từ 15 đến 26%. Bệnh nhân trẻ dễ mắc trầm cảm hơn. Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào và tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm bệnh nhân này cao hơn ở nhóm bệnh mãn tính khác [5]. Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus-SLE) rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ cao đặc biệt gặp nhiều hơn ở bệnh nhân SLE có kháng thể kháng phospholipide [6]. Bệnh SLE chủ yếu gặp ở nữ (tỷ lệ 1nam/9nữ) nhất là thời kỳ cho con bú, nhưng nam giới, trẻ em, người già cũng có thể mắc bệnh [7],[8],[9],[10]. Tuy vậy việc phát hiện và can thiệp sớm trầm cảm ở nhóm bệnh nhân này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. SLE là bệnh tự miễn, bệnh của mô liên kết, tiến triển kéo dài trong đó các tế bào và tổ chức bị tổn thương bởi sự lắng đọng các tự kháng thể bệnh lý và các phức hợp miễn dịch. Triệu chứng bệnh gặp ở hầu hết tổ chức, hệ thống cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi [11],[12]. Sự suy giảm chức năng tuyến đặc biệt ở hệ trục dưới đồi tuyến yên tuyến thượng thận dẫn tới biểu hiện chồng lấp các triệu chứng tâm thần và cơ thể. Rất nhiều triệu chứng của bệnh đan xen nhau ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Các biểu hiện thần kinh tâm thần rất đa dạng, thay đổi theo thời gian cùng với diễn biến tâm lý phức tạp ở nhóm bệnh nhân SLE làm tăng nguy cơ tự sát. Các liệu pháp tâm lý cần được nghiên cứu áp dụng để giúp người bệnh có giải pháp thích ứng tốt hơn. Thuốc corticoide là thuốc điều trị chủ yếu cho nhóm bệnh này giúp cải thiện cả triệu chứng tâm thần và cơ thể. Việc chẩn đoán và điều trị các triệu chứng tâm thần kinh trong bệnh SLE là vô cùng phức tạp, cần xác định các rối loạn tâm thần là triệu chứng của bệnh hay là hậu quả thứ phát sau dùng thuốc để có thái độ phù hợp trong điều trị đặc biệt trong giai đoạn bệnh nặng và trầm trọng. Vì vậy nghiên cứu mô tả về các dấu hiệu thần kinh – tâm thần tương ứng với từng thể bệnh trên lâm sàng là rất quan trọng, cần thiết giúp nhận biết sớm và điều trị kịp thời, hợp lý. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh SLE với các biểu hiện của cơ thể, xét nghiệm cận lâm sàng, mô tả tổn thương các cơ quan tổ chức như: Thận, da, khớp . Chưa có nghiên cứu đánh giá về lâm sàng và điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân SLE. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống” Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống 2. Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY