<p> Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và kỹ thuật tạo cây con loài Tơm trơng (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) tại Tây Nguyên” được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2021. Mục tiêu nghiên cứu là góp phần cung cấp cơ sở, thông tin dữ liệu khoa học về lĩnh vực sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống truyền thống cũng như nhân giống in vitro phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững loài Tơm trơng ở Tây Nguyên. Tơm trơng là cây thân gỗ leo, sống lâu năm; cây thường mọc tập trung thành bụi lớn và chiều dài có thể lên đến 20 m. Có lá mọc đối, kích thước lá thay đổi tùy theo nơi mọc, phiến lá thuôn dài với chiều dài 3,5 - 7,5 cm, rộng 1,5 - 3,8 cm. Lá có màu xanh đậm, mặt lá nhẵn, có nhiều lông mềm ở hai mặt. Cây ra hoa nhiều lần và kéo dài từ tháng 4 - 8. Mùa quả vào tháng 6 - 10. Quả chín và bung từ tháng 1 - 2. Hạt nhỏ màu đen, có lông mào màu trắng ở đầu. Cây tái sinh từ hạt và chồi thân. Tơm trơng được phát hiện ở Krông Pa (Gia Lai), Ea H’leo và VQG Yok Đôn (Đắk Lắk ) và Đức Trọng (Lâm Đồng); ở độ cao từ 200 - 938 m, tập trung từ 300 - 500 m; trên đất sa thạch hoặc đất sét pha cát, pH đất dao động từ 6,50 - 6,81; hợp chất hữu cơ không cao từ 3,04 - 4,04%. Thành phần vi sinh vật trong đất khu vực phân bố loài phong phú như: Azotobacter sp., Bacillus sp., vi khuẩn phân giải xenlulô, Trichoderma và Aspegillus sp. Tơm trơng phân bố trong 3 kiểu thảm chính là: (1): Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; với 2 kiểu phụ là Rừng khô thưa trên đất cát và sét pha cát và Quần thể thoái hóa thành trảng cỏ, cây bụi của rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; (2): Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới; (3) Rừng trồng Bạch đàn (Eucalyptus microcorys). Mật độ cây Tơm trơng trong các kiểu thảm khác nhau cũng có sự khác biệt rõ rệt. Thấp nhất với 300 cây/ha (D00: 0,42 cm; Hlt: 1,5 m); trung bình là 530 cây/ha (D00:1,40 cm; Hlt: 4,83 m); và cao nhất là 3.650 cây/ha (D00: 0,32 cm; Hlt: 0,20 m). Hầu hết các mẫu dược liệu thu thập từ các vùng phân bố đều có hàm lượngxiii lyoniresinol-2α-O-β-D-glucopyranosid nhưng rất thấp. Nhân giống in vitro cây Tơm trơng trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BA hay 1 mg/l Kinetin là tốt nhất đến sự tái sinh và sinh trưởng chồi. Trên cùng một môi trường khoáng có bổ sung và không bổ sung 1 g/l than hoạt tính, cây con đều sinh trưởng tốt và không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Sử dụng môi trường WPM bổ sung 1,0 mg/l IBA cho kết quả ra rễ cao nhất. Giá thể ra cây ex vitro sử dụng hỗn hợp 25% đất - 75% xơ dừa là phù hợp nhất để chuyển cây Tơm trơng in vitro ra điều kiện vườn ươm (ex vitro). Khi nhân giống bằng hom sử dụng chất IAA nồng độ 1 - 1,5% là tốt nhất. Giâm trên giá thể cát nên sử dụng hom già chưa hóa gỗ và giâm vào mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), giâm cành trên giá thể 50% đất - 50% xơ dừa trong mùa mưa cho kết quả tốt nhất. Ở giai đoạn vườn ươm thành phần dinh dưỡng trồng và chăm sóc cây Tơm trơng là 87% đất + 10% phân chuồng + 3% lân; điều kiện che sáng tối ưu là 50% ánh sáng; và chu kỳ tưới nước là 4 ngày/lần </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay