Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đồng thời, Việt Nam có một nền y học cổ truyền dân tộc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để phòng bệnh và chữa bệnh. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về với thiên nhiên” nên việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng, vì ít có những tác dụng không mong muốn và giá thành phù hợp hơn. Để đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, an toàn cho việc sử dụng các cây thuốc, các bài thuốc trong nhân dân thì việc nghiên cứu về chúng ngày càng được quan tâm. Cây Sói nhật, còn gọi là Kim túc lan, Tứ khôi ngõa, Hom sam mường (Tày), có tên khoa học Chloranthus japonicus Sieb., (C. japonicus) thuộc họ Hoa Sói (Chloranthaceae). Cây có nguồn gốc ở vùng Đông Á, phân bố ở Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, Sói nhật thường thấy ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình Ở các tỉnh phía nam, thấy ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Ngọc Linh (Kon Tum) và Mang Yang (Gia Lai). Theo Y học cổ truyền, Sói nhật có vị cay, đắng; tính ôn, có tác dụng tán hàn, khu phong, hoạt huyết, hành ứ, giải độc. Ở Trung Quốc cây được sử dụng trong việc điều trị đau nhức lưng gối, đòn ngã, mụn nhọt, bạch đới, cảm mạo. Ở Việt Nam, nhân dân ở một số địa phương dùng Sói nhật trong các trường hợp chữa kiết lỵ, đau lưng, đau mình, ứ huyết sưng đau do ngã hoặc bị đánh, lá tươi rửa sạch giã lấy nước bôi chữa bỏng [3],[12],[13],[37] Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của cây Sói nhật (Chloranthus japonicus Sieb.), tuy nhiên ở Việt Nam cho tới nay nghiên cứu về cây Sói nhật còn rất ít. Để tìm hiểu thành phần hoá học cây Sói nhật mọc ở Việt Nam và góp phần làm sáng tỏ kinh nghiệm dân gian, tạo cơ sở khoa học khai thác nguồn dược liệu trong nước, luận án được thực hiện với tên: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của loài Chloranthus japonicus Sieb. ở Việt Nam”
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay