Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - LBĐHT) là một bệnh tự miễn điển hình của tổ chức liên kết mà nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa thực sự được rõ ràng. Nguyên nhân của bệnh được biết đến là đa yếu tố, liên quan nhiều đến gen, hormon giới tính và các yếu tố môi trường. Tổn thương thận trong LBĐHT hay viêm thận lupus (VTL) là một trong những tổn thương quan trọng và thường gặp, tỷ lệ bệnh nhân LBĐHT có tổn thương thận giao động từ 40-70%, trong đó khoảng 10-15% nhóm bệnh nhân này tiến triển thành bệnh thận mạn giai đoạn cuối [1, 2, 3] . Bệnh có diễn biến đặc trưng bởi các đợt ổn định xen kẽ các đợt hoạt động, tỷ lệ tử vong của bệnh nguyên nhân chính là các đợt hoạt động bệnh kịch phát và nhiễm trùng (50-75%) [4]. Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thương mô bệnh học thận với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đợt hoạt động bệnh VTL là một trong những vấn đề quan trọng được các nhà lâm sàng quan tâm. Trong khi bảng phân loại tổn thương mô bệnh học VTL mới nhất ISN/RPS 2003 (International Society of Nephrology/Renal Pathology Society 2003) kế thừa được ưu điểm của bản phân loại cũ của WHO và có nhiều ưu điểm thì thang điểm SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus Disease Activity Index) cũng đã chứng minh có độ tin cậy cao trong đánh giá đợt hoạt động của bệnh LBĐHT bởi tính khách quan, tổng quát dễ áp dụng trên lâm sàng, đã và đang được áp dụng tại nhiều trung tâm nghiên cứu cũng như điều trị LBĐHT [5, 6]. Cùng với sự phát triển của nghiên cứu sinh học phân tử trong những năm gần đây đã chứng minh được yếu tố di truyền không chỉ có vai trò tham gia trong cơ chế bệnh sinh của LBĐHT mà còn ảnh hưởng đến biểu hiện của bệnh và mức độ nặng của bệnh [7, 8]. Hơn 50 gen được chứng minh là có liên 2 quan trong cơ chế bệnh sinh của bệnh và một số gen đã được chứng minh tác động ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng cũng như mức độ nặng của LBĐHT và VTL [9, 10]. Gen STAT4; IRF5; CDKN1A là 3 trong số hơn 50 gen được một số nghiên cứu khẳng định có liên quan đến cơ chế bệnh sinh và mức độ nặng của LBĐHT [11, 12, 13, 14, 15]. Trong khi STAT4 và IRF5 là hai gen liên quan đến quá trình tăng sản xuất Interferon type 1 và các tự kháng nguyên thì gen CDKN1A mã hóa chất ức chế chu kỳ tế bào [14, 16]. Những yếu tố này đều liên quan mật thiết trong cơ chế bệnh sinh của LBĐHT và VTL. Ở Việt Nam cho đến nay có nhiều nghiên cứu về bệnh thận lupus, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu khảo sát trên khía cạnh lâm sàng, cận lâm sàng như, huyết học, miễn dịch và điều trị. Theo sự tham khảo của chúng tôi chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vai trò của yếu tố di truyền trong cơ chế bệnh sinh, liên quan tới mức độ nặng của lupus, đặc điểm tổn thương mô học cầu thận. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trên chúng tôi đặt vấn đề “Nghiên cứu đánh giá mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học và tính đa hình thái của gen STAT4, IRF5 và CDKN1A trong viêm thận lupus” được tiến hành với 3 mục tiêu: 1. Đánh giá mức độ hoạt động ở bệnh nhân viêm thận lupus bằng thang điểm SLEDAI. 2. Tìm hiểu đặc điểm tổn thương mô bệnh học thận theo phân loại ISN/RPS 2003 và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus. 3. Xác định tính đa hình thái của các gen STAT4, IRF5 và CDKN1A ở nhóm bệnh nhân viêm thận lupus có đối chiếu với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và nhóm chứng.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay