Tục ngữ Việt Nam có câu: “Mang nặng đẻ đau”. Đúng vậy, đau trong chuyển dạ là nỗi lo sợ, ám ảnh của mỗi sản phụ sắp đến ngày sinh nở, cơn đau có thể làm cho cuộc chuyển dạ trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Triệu chứng đau luôn được các thầy thuốc quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sinh lý của bệnh nhân và phục hồi chức năng của các cơ quan [1],[2]. Có nhiều phương pháp giảm đau trong chuyển dạ, từ các phương pháp không dùng thuốc như: thư giãn, liệu pháp tâm lý, đến các phương pháp dùng thuốc mê hô hấp, thuốc giảm đau trung ương, gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng (GTNMC). Hiện nay, GTNMC là phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn nhất. Để duy trì giảm đau trong quá trình chuyển dạ, người ta có thể dùng những liều bolus ngắt quãng khi sản phụ đau, hoặc dùng bơm tiêm điện truyền liên tục, hay bệnh nhân tự điều khiển. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung các phương pháp giảm đau trên góp phần cho việc sinh đẻ trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn [3],[4]. Duy trì giảm đau bằng những liều bolus ngắt quãng có ưu điểm: đơn giảm, dễ thực hiện, không cần nhiều trang thiết bị hiện đại, nhưng nhược điểm: mất thời gian của nhân viên y tế và việc bơm thuốc có thể không kịp thời. Truyền liên tục ngoài màng cứng (CEI) có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần một bơm tiêm điện là có thể thực hiện được, nhưng nhược điểm: chỉ dùng một liều duy trì cho tất cả các sản phụ và cho cả quá trình chuyển dạ trong khi mỗi sản phụ khác nhau có ngưỡng đau, nhu cầu thuốc giảm đau khác nhau [5] và diễn biến đau của chuyển dạ ngày một tăng dần. Giảm đau ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển (PCEA) được Gambling mô tả lần đầu tiên vào năm 1988 và dựa trên nguyên tắc: ngay từ khi thấy đau, sản phụ có thể tự tiêm cho chính mình một liều thuốc tê bằng cách ấn vào nút bấm để điều khiển một bơm tiêm điện đã được cài phần mềm tự điều khiển, vì thế nó khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp trên, bởi vì nó bơm thuốc được kịp thời ngay khi sản phụ thấy đau, nó đáp ứng được nhu cầu thuốc cho từng sản phụ khác nhau và cho từng giai đoạn chuyển dạ. PCEA đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Một số nghiên cứu cho rằng không cần dùng liều nền vì chỉ làm tăng tổng liều thuốc tê mà không làm tăng hiệu quả giảm đau [6],[7]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng nên dùng liều nền vì làm cải thiện chất lượng giảm đau và giảm sự can thiệp giảm đau của nhân viên y tế, nhưng chỉ nên dùng liều nền dưới 6ml/giờ [8],[9]. Có tác giả còn quan ngại GTNMC có thể ảnh hưởng đến cảm giác mót rặn, khả năng rặn do đó ảnh hưởng đến kết quả chuyển dạ vì thế đã chủ động không giảm đau cho giai đoạn 2 chuyển dạ [10]. Người Việt Nam có chỉ số nhân trắc học, ngưỡng đau và đáp ứng với thuốc giảm đau khác với các nước khác. Vậy với người Việt Nam, PCEA có nên dùng liều nền hay không? Nếu dùng thì liều nền bao nhiêu để đảm bảo hiệu quả giảm đau cao nhất, tác dụng không mong muốn trên sản phụ, thai nhi, trẻ sơ sinh, và quá trình chuyển dạ của sản phụ thấp nhất [11],[12]. Tại Việt Nam chưa có một đề tài nào mang tính hệ thống nghiên cứu về các vấn đề trên. Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phƣơng pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển” là cần thiết. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau: 1. So sánh hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp GTNMC bằng hỗn hợp bupivacain 0,1% - fentanyl 2µg/ml do bệnh nhân tự điều khiển không có liều nền, có liều nền 2ml/giờ, 4ml/giờ với phương pháp truyền thuốc tê NMC liên tục 10ml/giờ. 2. Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp trên lên quá trình chuyển dạ của sản phụ. 3. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của các phương pháp trên đối với sản phụ và con.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay