Trên thế giới, ung thƣ đại trực tràng là bệnh lý thƣờng gặp, đứng hàng thứ 3 ở nam và hàng thứ 2 ở nữ trong tổng số các bệnh ung thƣ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thƣ đại trực tràng đứng hàng thứ 4 ở nam và hàngd thứ 6 ở nữ. Bệnh có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây [0], [2], [3]. Cho đến nay, tuy có rất nhiều tiến bộ trong tầm soát, chẩn đoán bệnh cũng nhƣ sự hiểu biết của ngƣời dân về bệnh này nhƣng vẫn có khoảng 20- 40% ung thƣ đại tràng đã di căn tại thời điểm chẩn đoán [2],[3]. Điều trị ung thƣ đại tràng (UTĐT) di căn còn nhiều khó khăn, với thời gian sống thêm trung bình là 16-25 tháng và tỷ lệ sống sau 5 năm là 11% [4]. Mặc dù có nhiều loại thuốc mới ra đời, bao gồm các thuốc điều trị đích (Bevacizumab, Cetuximab, Panitumumab), cải thiện hiệu quả điều trị bệnh UTĐT di căn nhƣng chi phí điều trị còn quá cao và chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số bệnh nhân ung thƣ ở Việt Nam hiện nay. Vì lý do đó, ở các nƣớc đang phát triển, số lƣợng bệnh nhân đƣợc sử dụng các loại thuốc này còn ít, nhiều bệnh nhân phải bỏ dở điều trị vì lý do tài chính. Do vậy, tại thời điểm hiện tại, 5Fluoropyrimidines, Oxaliplatin và Irinotecan vẫn là 3 loại thuốc “xƣơng sống” trong điều trị ung thƣ đại tràng di căn. Kết quả các phân tích gộp cho thấy thời gian sống thêm của bệnh nhân UTĐT di căn liên quan một cách có ý nghĩa thống kê với sự sử dụng cả 3 loại thuốc này trong tổng thời gian điều trị của ngƣời bệnh [5]. Hiện nay, tại nhiều cơ sở điều trị, ba loại thuốc này đƣợc sử dụng một cách lần lƣợt theo từng bƣớc qua các phác đồ hai thuốc (Oxaliplatin + 5FU/LV(Xeloda): FOLFOX/XELOX, Irinotecan + 5FU/LV(Xeloda): FOLFIRI/XELIRI). Tuy nhiên, với cách sử dụng này thì không phải 100% số bệnh nhân UTĐT đƣợc điều trị với cả 3 loại thuốc do bỏ dở điều trị vì thể trạng không cho phép điều trị bƣớc 2. Điều này đã hạn chế hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, ý tƣởng điều trị cả ba thuốc ngay từ bƣớc một đã manh nha từ hơn 10 năm trƣớc. Năm 2002, hai nghiên cứu pha II đầu tiên đã báo cáo hiệu quả và mức độ an toàn của phác đồ kết hợp Oxaliplatin/Irinotecan/5FULV (FOLFOXIRI) ở ngay bƣớc một [6]. Tiếp sau đó, nhiều nghiên cứu pha III đã đƣợc thực hiện với kết quả khả quan của phác đồ này. Chính vì thế, từ 2010, phác đồ này đã đƣợc đƣa vào khuyến cáo điều trị của tổ chức NCCN. Tại Việt Nam, FOLFOXIRI dần đƣợc đƣa vào áp dụng tại một số cơ sở chuyên khoa ung bƣớu do hiệu quả và tính khả thi của phác đồ. Tuy nhiên, cho tới hiện nay, chƣa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả cũng nhƣ độc tính của phác đồ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị ung thƣ đại tràng di căn bằng hóa chất phác đồ FOLFOXIRI” với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư đại tràng di căn không còn khả năng phẫu thuật triệt căn. 2. Đánh giá kết quả và độc tính của phác đồ FOLFOXIRI trong điều trị ung thư đại tràng di căn.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay