<p> Luận án “Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái” được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thiếu hụt canxi và biện pháp cung cấp canxi hiệu quả để hạn chế hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien. Thí nghiệm được thực hiện từ năm 2014 – 2017 tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu chính bao gồm (1) Khảo sát hiện tượng nứt trái ở chôm chôm, bao gồm có 2 thí nghiệm được thực hiện trên các vườn chôm chôm từ 4 - 6 năm tuổi, mùa vụ 2014: (a) Hiện tượng nứt trái chôm chôm, (b) Hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien (gồm giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái, sự thay đổi sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái, một số đặc tính lý - hóa trái và mối quan hệ với hiện tượng nứt trái khi thu hoạch, mối quan hệ giữa hàm lượng canxi với hiện tượng nứt trái). (2) Ảnh hưởng của kali và chế độ tưới nước đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm 2 thí nghiệm được thực hiện vào năm 2016: (a) ảnh hưởng của kali bón vào đất, và (b) chế độ tưới. (3) Ảnh hưởng của biện pháp cung cấp canxi đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm có 3 thí nghiệm thực hiện trong năm 2015 và 2017 (a) bón canxi qua đất, (b) phun canxi qua lá và trái (gồm ảnh hưởng của dạng, nồng độ, thời điểm và biện pháp xử lý), (c) so sánh hiệu quả của các biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien. Kết quả cho thấy hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien xuất hiện vào tuần thứ 12 sau khi đậu trái và tăng nhanh cho đến khi thu hoạch, đây là giai đoạn thịt trái tăng nhanh nhưng vỏ trái đã ngừng tăng trưởng, hàm lượng Ca tích lũy trong vỏ trái thấp. Ở trái bị nứt có vỏ mỏng, hàm lượng Ca trong vỏ trái thấp, tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái cao hơn so với trái bình thường. Sự tăng trưởng nhanh của vỏ trái, nồng độ K cao và đất bị khô hạn thiếu nước là các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy Ca ở vỏ trái. Lượng K2O bổ sung vào đất càng cao thì sự tích lũy Ca trong vỏ trái càng giảm, bón 0,48 và 0,96 kg/cây ngay khi đậu trái làm giảm hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,11 và 1,18 so với đối chứng. Khoảng cách giữa 2 lần tưới càng ngắn thì sự tích lũy Ca càng cao, 2 ngày tưới/lần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,5 lần so với đối chứng. Bón 200 đến 1.600 kg CaO/ha ngay khi đậu trái không làm tăng hàm lượng Ca và Ca-pectate ở vỏ trái, mặc dù có làm tăng hàm lượng Ca ở lá. Phun CaCl2 qua lá và trái có nồng độ 2%, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày, bắt đầu sau khi đậu trái 8 tuần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,6 lần và làm giảm tỷ lệ nứt trái 1,7 lần so với đối chứng. Cung cấp CaCl2 trực tiếp lên trái có hiệu quả cao hơn phun qua lá và trái. Nhúng trực tiếp trái trong dung dịchiii CaCl2 2% làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 2,36 lần và giảm tỷ lệ nứt trái 4,15 lần; phun trực tiếp lên chùm trái là 2,18 và 3,67 lần so với đối chứng. Phun 2% CaCl2 trực tiếp lên chùm trái (kết hợp chất bám dính) làm gia tăng hàm lượng Ca vỏ trái gấp 2,46 lần, giảm tỷ lệ nứt trái 9,7 lần, tăng năng suất thương phẩm 23,5%, tăng lợi nhuận 22,4% so với nghiệm thức đối chứng </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay