Tử vong trẻ em hiện nay đang là vấn đề đƣợc các nhà quản lý y tế hết sức quan tâm. Để đạt đƣợc mục tiêu thiên niên kỷ thứ 4, Đảng và Nhà nƣớc cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể giảm đƣợc tỷ suất tử vong nhƣ mục tiêu đã đề ra. Tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 1 tuổi ở Việt Nam vào năm 1995 là 44,2‰, năm 2010 là 15,8‰, năm 2012 là 15,4‰ và năm 2014 là 14,9‰ [1]. Tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 5 tuổi giảm từ 55,4‰ vào năm 1995 xuống còn là 46‰ năm 2000 [2]. Tử vong trong bệnh viện là tình trạng ngƣời bệnh tử vong sau khi nhập viện và đã đƣợc CBYT thực hiện cấp cứu tích cực nhƣng không cứu sống đƣợc ngƣời bệnh. Tỷ lệ tử vong trong vòng 24 giờ tại bệnh viện chiếm tỷ lệ lớn so với tỷ lệ tử vong chung, 39% năm 2000, 23% năm 2004 và tỷ lệ này giảm không đáng kể trong ba năm 2005, 2006 và 2007 [3]. Trong những năm qua, một số công trình nghiên cứu tử vong tại các bệnh viện cho thấy, tử vong chung ở trẻ em có giảm nhƣng tỷ lệ tỷ lệ tử vong trẻ em trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện lại có xu hƣớng gia tăng hơn trƣớc do bệnh nhi đến muộn và thƣờng nhập viện trong tình trạng bệnh nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng dẫn tới tình trạng tử vong trẻ em, bao gồm các điều kiện kinh tế - xã hội, bệnh tật, đặc điểm cơ địa, sự phát triển của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ. Dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay còn chƣa đáp ứng kịp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là cấp cứu và hồi sức cấp cứu, phƣơng tiện, nhân sự vận chuyển ngƣời bệnh; mô hình chuyển tuyến của bệnh viện tuyến dƣới; điều kiện giao thông, liên lạc; [3],[4],[5],[6]. Hệ thống cấp cứu Nhi khoa hiện nay còn yếu kém và thiếu tính đồng bộ [7],[8],[9]. 2 Nghệ An là một địa bàn đông dân cƣ, địa hình phức tạp, có đầy đủ hình thái địa lý của cả nƣớc. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Nhạn và cs (2001) tỷ lệ tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện tại Bệnh viện Nhi Nghệ An (1998 - 1999) là 55,6% [10], Nguyễn Thị Minh Phƣơng nghiên cứu về tử vong trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Nghệ An trong 3 năm 2000 - 2002 [11], về thực trạng hệ thống cấp cứu nhi khoa năm 2004 [12] trong đó có khuyến cáo để giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ cần phải nâng cấp hệ thống và trang thiết bị cấp cứu, trình độ kỹ năng của CBYT. Tuy nhiên qua hơn một thập kỷ vừa qua, chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến tử vong trẻ em đặc biệt là tử vong trong vòng 24 giờ đầu nhập viện ở Nghệ An. Để góp phần xây dựng và thực hiện một số các giải pháp trong việc giảm tỷ lệ tử vong bệnh nhi trong 24 giờ đầu sau khi nhập viện, qua đó tăng khả năng sống ở trẻ, góp phần giảm tỷ lệ tử vong chung ở trẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đánh giá kết quả thực hiện một số giải pháp giảm tỷ lệ tử vong bệnh nhi trƣớc 24 giờ tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An”, với mục tiêu: 1. Khảo sát thực trạng tử vong bệnh nhi trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 2009 - 2014. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tử vong trẻ em trong 24 giờ đầu nhập viện. 3. Đánh giá kết quả thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em trong 24 giờ đầu nhập viện.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay