Hiện nay, xu thế phát triển bền vững của toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải theo đuổi và xây dựng các mục tiêu phát triển dựa trên mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường. Để giải quyết các mối lo ngại về những va chạm giữa phát triển kinh tế và các vấn đề môi trường, nhiều quốc gia và các doanh nghiệp đã bắt đầu tích hợp các thông tin môi trường vào chiến lược kinh doanh của mình (E&Y, 2013). Khi các quy định môi trường của các chính phủ ngày càng nghiêm ngặt hơn, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể các CPMT mang tính chất tuân thủ như các chi phí xử lý ô nhiễm, chi phí quản lý và phòng ngừa ô nhiễm, các khoản phí môi trường, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm, đề cao tầm quan trọng của quản lý môi trường và phản ánh chúng vào trong hệ thống kế toán. Trong đó, kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA) được coi là một công cụ kế toán hữu hiệu nhằm quản lý chi phí môi trường, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp (Duman & cộng sự, 2013). Mặc dù lợi ích và tầm quan trọng của ECMA đã được khẳng định trong nhiều tài liệu nghiên cứu (Todae & cộng sự, 2010), tuy nhiên tại các quốc gia đang phát triển, khái niệm và những hiểu biết về ECMA của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, nghiên cứu về ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất là một hướng đi tất yếu hướng tới mục tiêu cung cấp những thông tin đầy đủ và toàn diện hơn phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh nhằm đổi mới quy trình kinh doanh theo hướng sản xuất sạch hơn, thân thiện và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030 của Ban chấp hành TƯ Đảng nhấn mạnh đến vấn đề phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội. Gần đây nhất, tháng 10 năm 2021 tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thể hiện sự quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu, đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Với định hướng chung đó, Nhà nước ngày càng quan tâm và ban hành nhiều hơn các quy định mang tính pháp lý đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời cũng hạn chế tối đa các hành vi vi phạm, phá hoại và gây ô nhiễm môi trường
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay