Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số, tình hình thế giới biến động đã đặt ra cho xã hội loài người nhiều thách thức về các vấn đề như nạn đói nghèo, dịch bệnh, xung đột tôn giáo sắc tộc, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, dự báo khoảng 45% diện tích đất nông nghiệp bị phá hủy và nhiễm mặn, 22 triệu người có khả năng mất nhà cửa, do mực nước biển dâng cao đến năm 2030 gây thiệt hại có thể lên đến 10% GDP (Theo dự báo của UNDP - Chương trình phát triển Liên hợp quốc). Mức độ báo động về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gia tăng gấp ba lần so với 100 năm trước đây (Druckman & McGrath, 2019). Trước tình hình đó, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Những yêu cầu này được ban hành trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu chung của Liên hợp quốc theo Quyết định số 1393/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững. Vì vậy, các doanh nghiệp ở Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện TNXH. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đang vươn ra các thị trường quốc tế. Để đảm bảo hàng hoá, dịch vụ có thể xâm nhập vào các thị trường lớn ở các nước phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế, trong đó phải tuân theo các yêu cầu về xã hội và môi trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải quan tâm đến thực hiện TNXH trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Trần Văn Hùng, 2017). Hơn thế nữa, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm “xanh và sạch”. Các doanh nghiệp muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu và mối quan tâm của họ về các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và xã hội (Dorota Jelonek & cộng sự, 2022). TNXH và thực hành đạo đức rất quan2 trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Park & cộng sự (2021) về TNXH toàn cầu năm 2015 nhận thấy rằng 91% người tiêu dùng toàn cầu mong đợi các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Hơn nữa, 84% nói rằng họ tìm kiếm các sản phẩm có trách nhiệm bất cứ khi nào có thể. Số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và tích cực tìm kiếm các sản phẩm từ các doanh nghiệp hoạt động về mặt đạo đức. Qua đó chứng minh rằng một doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội tác động đến lợi nhuận, điều này sẽ thu hút những khách hàng tăng nền tảng giá trị, tăng tính bền vững cho doanh nghiệp.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay