<p> Sau hơn 30 năm đổi mới phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), đầu tư công (ĐTC) của Việt Nam chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư toàn xã hội và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. ĐTC góp phần làm thay đổi cơ cấu KT - XH của đất nước, gia tăng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tăng năng suất lao động. Bên cạnh những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 đã chỉ ra những hạn chế của ĐTC ở Việt Nam hiện nay như: tiến độ giải ngân vốn ĐTC chậm, vấn đề thất thoát trong ĐTC lớn, hiệu quả ĐTC còn thấp. Những hạn chế nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: thiếu quy hoạch, thiếu cơ chế khuyến khích, ưu tiên đầu tư, quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém Trong đó, có nguyên nhân từ những bất cập trong phân cấp quản lý ĐTC của chính quyền địa phương (CQĐP). Chủ trương phân cấp quản lý nhà nước nói chung và phân cấp quản lý ĐTC đã được Đảng và Chính phủ đề cập một cách có hệ thống trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Ngay từ giai đoạn đầu đổi mới, vấn đề phân cấp đã được Đảng nhìn nhận một các nghiêm túc và được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986): “Phải lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế, xã hội. Chính cơ chế quản lý còn nặng tính chất tập trung quan liêu, vừa gò bó cấp dưới, vừa làm giảm hiệu lực quản lý tập trung là nguyên nhân trực tiếp làm rối loạn trật tự kỷ cương. Vì vậy, không thể khắc phục sự rối ren bằng cách quay trở lại cơ chế cũ, mà phải kiên quyết thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nghị quyết 21/2016/NQ-CP về Phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TW) đề ra mục tiêu "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) đối với ngành, lĩnh vực (trong đó có ĐTC) trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của CQĐP" và chỉ ra các lĩnh vực cần tập trung phân cấp QLNN trong giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm: Quản lý NSNN; Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Quản lý đầu tư; Quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức; Quản lý đất đai. Tại Đại hội Đảng lần thứ XXIII (2021), Đảng đã nhận định: “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với CQĐP; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm QLNN thống nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành”. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay