Luận án phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận phân tích chuỗi giá trị của GTZ (2007) và khung phân tích SCP mở rộng nhằm phân tích cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và kết quả thị trường của cà phê Arabica tại Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như những thách thức của chuỗi. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cấp chuỗi nhằm nâng cao GTGT và thu nhập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi, thông qua việc sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Niên giám thống kê của tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thành khác cũng như từ các kết quả nghiên cứu có sẵn về chuỗi giá trị nông sản trong và ngoài nước. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát 10 nhà cung cấp vật tư đầu vào, 200 nông hộ trồng cà phê Arabica, 60 thương lái, 16 công ty chế biến, 15 nhà bán lẻ và 5 công ty xuất khẩu tại Lâm Đồng. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích biên ngẫu nhiên (SFA), mô hình PEST, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985) và phân tích ma trận SWOT để thực hiện các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Luận án đã đạt được một số kết quả chính như sau: Có 5 tác nhân chính tham gia trong 5 công đoạn của chuỗi giá trị cà phê ở Lâm Đồng, bao gồm: những nhà cung cấp vật tư đầu vào, nông hộ trồng cà phê, thương lái thu mua cà phê, công ty chế biến, nhà bán lẻ và công ty xuất khẩu. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số tăng giá, sức mạnh thị trường và chỉ số Lerner của nông hộ và của thương lái rất thấp, gần như bằng 0. Điều này chứng tỏ khúc thị trường giữa nông hộ trồng cà phê và người thu mua tại Lâm Đồng rất gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả phân tích mức độ tập trung thị trường của các công ty chế biến cũng rất thấp (CR4=12,9%). Trong khi đó mức độ tập trung thị trường của các công ty xuất khẩu cà phê Arabica là khá cao (CR4=67,1%). Chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica được vận hành thông qua rất nhiều kênh thị trường khác nhau trong đó có 5 kênh chính. Cụ thể, kênh 1 là kênh có thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ nội địa, nhưng chỉ chiếm có 3,2% khối lượng cà phê Arabica của toàn chuỗi. Bốn kênh còn lại là kênh xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến với sự tham gia của nông hộ, thương lái, công ty chế biến và công ty xuất khẩu. Sản phẩm trên 4 kênh này được phân phối cho các nhà rang xay lớn trên thế giới. Tổng GTGT được tạo ra trong kênh có khâu chế biến rất cao, khoảng 254 ngàn/kg, cao gấp 5 lần so với các kênh không có khâu chế biến (54-64 ngàn/kg). Tuy nhiên sản lượng của kênh có khâu chế biến rất thấp, chỉ chiếm 3,2% của toàn chuỗi. Như vậy có thể thấy khi tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, ngành hàng cà phê của Việt Nam nóiiii chung và cà phê Arabica Lâm Đồng nói riêng đang ở khâu đáy của toàn chuỗi - khâu trồng trọt, là khâu tạo ra GTGT thấp nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nông hộ trồng cà phê là tác nhân tạo ra GTGT và lợi nhuận cao nhất (trên 65%) ở hầu hết các kênh phân phối (trừ kênh 1 là kênh rang xay). Tuy nhiên, họ được phân phối lợi nhuận lại rất thấp so với các tác nhân khác trong chuỗi, chiếm chưa tới 2% của toàn chuỗi. Trong khi đó, lợi nhuận của toàn chuỗi được phân phối phần lớn cho các công ty xuất khẩu và công ty chế biến từ 74-96% tùy từng kênh. Các thương lái cũng chỉ chiếm từ 3,5-4,1% và nhà bán lẻ chỉ có 0,5%. Nông hộ trồng cà phê với quy mô sản xuất nhỏ nên chi phí đầu tư/năm thấp. Đối với các thương lái, dù không trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất hay chế biến cà phê nhưng cũng cần nhiều vốn đầu tư để thu mua cà phê từ nông hộ. Riêng các nhà bán lẻ cũng phải đầu tư vốn khá cao để chi cho việc thuê mướn mặt bằng và nhân công. So với các tác nhân khác trong chuỗi, các công ty chế biến và công ty xuất khẩu phải bỏ ra rất nhiều vốn để xây dựng nhà máy, kho bãi và đầu tư vào công nghệ chế biến. Chính vì vậy việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng là tương đối hợp lý. Nghiên cứu đã đưa ra 4 giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng, bao gồm: (i) Giải pháp cải tiến, đổi mới sản phẩm; (ii) Giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất; (iii) Giải pháp cải thiện kênh phân phối; và (iv) Giải pháp đầu tư và việc làm.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay