<p> Quyền của NLĐ và bảo vệ quyền của NLĐ là nội dung quan trọng, có tính lịch sử và truyền thống trong quy định của pháp luật lao động quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Với tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình, từ khi ra đời cho đến nay, ILO đã ban hành 190 công ước, 206 khuyến nghị và 6 nghị định thư quy định các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Trên cơ sở tiêu chuẩn lao động của ILO, các quốc gia là thành viên, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà thực thi hoặc cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp. Trong xu thế đa dạng hóa và đa phương hóa của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngày càng có nhiều các FTA song phương và đa phương bao gồm các điều khoản về xã hội và lao động liên quan đến quyền của NLĐ. Trong các điều khoản liên quan đến quyền của NLĐ, các FTA tăng cường đề cập tới Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động (1998) của ILO, trong đó bao trùm cả 8 công ước cơ bản (Công ước số 87, Công ước số 98, Công ước số 29, Công ước số 105, Công ước số 138, Công ước số 182, Công ước số 100, Công ước số 111). Một trong những FTA được cho là sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới đó là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP. Là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, CPTPP không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống mà còn đề cập đến những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, bảo hộ thương mại, . Riêng đối với lĩnh vực lao động, CPTPP yêu cầu các quốc gia phải cam kết và thực thi các quyền cơ bản của NLĐ được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO. Đó là quyền tự do liên kết và TLTT; chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; loại bỏ một cách hiệu quả LĐTE, cấm các hình thức LĐTE tồi tệ nhất; và quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp. Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018, có hiệu lực (đối với Việt Nam) từ ngày 14/1/2019. Theo đó, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chung trong Chương về lao động. Nếu Việt Nam có vi phạm thì các quốc gia sẽ ngưng áp dụng các biện pháp ưu đãi thương mại với Việt Nam trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm CPTPP có hiệu lực. Điều đó đòi hỏi vấn đề quyền của NLĐ và bảo vệ quyền của NLĐ trong các quy định của pháp luật Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và tương thích với các quy định của CPTPP. Hay nói cách khác, yêu cầu nội luật hóa những nội dung của các Công ước quốc tế của ILO nêu trên vào nội dung pháp luật của Việt Nam là một trong những yêu cầu bắt buộc. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay