<p> Luận án có mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách phù hợp nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam trong tương lai. Để đạt được mục tiêu, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, phát triển tổ chức tài chính vi mô và các lý thuyết liên quan. Từ đó, luận án phân tích thực trạng phát triển các TCTCVM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô thì sự bền vững là nền tảng của sự phát triển (Schreiner 2002; CGAP 2003), do đó luận án phân tích và đo lường các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Luận án thu thập số liệu của 27 các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019, trong đó có 4 tổ chức chính thức và 23 tổ chức bán chính thức. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như so sánh, phân tích thống kê mô tả bên cạnh phương pháp nghiên cứu định lượng. Luận án sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau đối với dữ liệu bảng và các biến tương tác để đánh giá sự khác nhau về mức độ tác động giữa hai nhóm tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các chỉ số tài chính của các tổ chức tài chính vi mô nhìn chung đều đạt triển vọng, trong đó các tổ chức chính thức có các chỉ số tốt hơn các tổ chức bán chính thức. Khi đánh giá các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô trong giai đoạn 2008 - 2019, nghiên cứu chỉ ra biến tuổi không tác động và 8 biến có tác động với các mức độ khác nhau đến các tổ chức. Trong đó quy mô và tỷ suất lợi tức trên danh mục cho vay tác động cùng chiều đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Ngoài ra các biến còn lại gồm: Tỷ lệ nợ/VCSH, kích cỡ khoản vay trung bình, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ chi phí hoạt động, chi phí trung bình trên một khách hàng vay và hiệu suất nhân viên tác động ngược chiều đến sự bền vững của các TCTCVM. Đề tài có tính mới là đánh giá sự tác động khác biệt của từng yếu tố đến sự bền vững của hai nhóm tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức. Trong đó biến LNTA, CPB, OER, PAR30, ALS có tác động mạnh đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô nhóm bán chính thức hơn so với nhóm chính thức. Tuy nhiên tổ chức tài chính vi mô chính thức chịu tác động ngượciv chiều bởi PPR là lớn hơn so với các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức. Các biến còn lại là DER, PY có tác động như nhau đối với hai nhóm tổ chức. Trên cơ sở đó luận án cũng đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam như tập trung vào việc tăng quy mô và vốn chủ sở hữu; xây dựng chính sách về lãi và phí; các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động; thâm nhập trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bên cạnh việc xây dựng tư duy thương mại; thúc đẩy quá trình chính thức hóa của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức và phát triển các sản phẩm dịch vụ. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay