<p> Trong thập kỷ vừa qua, công nghệ tài chính (FinTech) đã và đang phát triển nhanh chóng, tác động đáng kể đến các sản phẩm tài chính truyền thống, các doanh nghiệp, dịch vụ, người tiêu d ng và cả cơ cấu tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trên toàn cầu. Việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ thông tin (CNTT) như số hóa, kết nối mạng, công nghệ thông minh, c ng với nhu cầu thị trường khổng lồ đã thúc đẩy sự b ng nổ mạnh mẽ của công nghệ tài chính để phục vụ nền kinh tế. FinTech, theo đó, đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu hút lượng vốn đầu tư lớn và mang lại nhiều lợi ích tài chính cho người tiêu d ng; kể từ năm 2010 cho đến nay, đầu tư vào FinTech trên thế giới đã tăng trưởng gấp hơn 100 lần. Việt Nam không n m ngoài xu hướng phát triển của thế giới khi làn sóng FinTech đang nhanh chóng lan rộng và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong ngành tài chính ngân hàng tại nhiều quốc gia. Việt Nam là một thị trường có dân số trẻ đầy hứa h n cho các công ty ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển của FinTech tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do trình độ, năng lực về công nghệ thông tin còn hạn chế nên các sản phẩm, dịch vụ còn sơ khai, chưa đủ sáng tạo và đột phá để cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Hệ sinh thái FinTech còn thiếu liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia (cơ quan quản lý, các định chế tài chính và các công ty FinTech). Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa bắt kịp với sự phát triển của các mô hình mới là rủi ro hiện hữu đối với các công ty FinTech Bởi vậy, Việt Nam rất cần tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong việc phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính còn non trẻ của mình, để vừa lường trước được những rủi ro, thách thức vừa học hỏi kinh nghiệm đã được tích lũy qua thực tế của những nước đi trước có thị trường FinTech phát triển. Đặc biệt, do chưa có nền tảng lý luận và tích lũy thực tiễn cần thiết, công tác giám sát hoạt động FinTech ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu, nên việc nghiên cứu sâu về FinTech là rất cần thiết và cấp bách. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý, xem xét phương pháp quản lý, giám sát để đồng thời thúc đẩy thị trường FinTech phát triển trong khi phải đảm bảo an toàn tài chính cũng như môi trường ổn định cho các định chế tài chính ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra với Chính phủ Việt Nam. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay