Nguồn nhân lực (NNL) có vai trò quan trọng mang tính quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đã nhận thấy rằng NNL là "tài sản quý giá của quốc gia" và thực tế đã cho thấy khi NNL được phát triển tốt thì việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ bền vững hơn.Theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow (1956)[139], các nghiên cứu thực nghiệm M. La´baj và cộng sự (2014)[132]; Christian Dreger và cộng sự (2013)[129]; Lei Guo và cộng sự (2013)[130]; Anja Baum và cộng sự (2013) [122]tại một số quốc gia đều cho thấy nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là yếu tố tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, phát triển NNL là chìa khóa để giải quyết các vấn đề trong xã hội như hiệu quả, công bằng, ổn định, và tăng trưởng kinh tế. Marshall R (1986)[115] cho rằng: "Con người được phát triển, được giáo dục, được tạo động lực là nguồn lực vô biên; còn con người không phát triển, không được đào tạo, không có động lực là một cản trở nặng nề đối với kinh tế đặc biệt là trong thời đại thông tin quốc tế hóa như ngày nay"; ý tưởng của Marshall R đã được nhiều quốc gia quan tâm, minh chứng cụ thể là một số quốc gia bị hạn chế về nguồn lực vật chất, tài nguyên như Nhật Bản và Đức đã duy trì sự phát triển kinh tế chủ yếu thông qua việc phát triển nguồn nhân lực.Do đó, để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì bắt buộc chúng ta phải tiến hành phát triển nguồn nhân lực và tập trung khai thác, phát huy triệt để lợi thế của nguồn nhân lực. Việt Nam có 53 dân tộc sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng riêng, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 86%, tiếp theo là dân tộc Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, Mông và Dao chiếm khoảng 10% tổng dân số [42]. Trong cơ cấu dân số của Việt Nam hiện nay thì phụ nữ chiếm 1/2 dân số và 48% lực lượng lao động [60]. Nguồn nhân lực nữ vừa là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, vừa có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người; do đó quan tâm đến phụ nữ là yêu cầu tất yếu của xã hội. Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực nữ không chỉ là vấn đề mang tính nhân2 văn của cộng đồng, của quốc gia mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ xã hội.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay