Luận án Quản lý nợ công ở một số nước và bài học với Việt Nam

<p> Việc các chính phủ sử dụng nợ công đã có lịch sử dài hơn 300 năm. Ngày nay trong 227 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 192 nước và vùng lãnh thổ (chiếm 85%) công bố số liệu nợ công của mình, với tỉ lệ Tổng nợ công/GDP từ 1% đến 304%. Vay nợ công nhiều thì có thêm nhiều nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, song đồng thời nghĩa vụ trả nợ lại gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, khủng hoảng nợ công. Hiện nay lý luận về sử dụng và quản lý nợ công vẫn còn nhiều hạn chế. Đã nhiều thập kỷ nay, diễn ra tranh luận về tác dụng của Tổng nợ công đến tăng trưởng kinh tế, khi các nghiên cứu kinh tế lượng của các tác giả khác nhau dẫn đến các nhận định trái ngược nhau: tác dụng tích cực, tác dụng tiêu cực, không có tác dụng, tác dụng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến cáo khác nhau về mức Tổng nợ công tối ưu mà một nước không nên vượt quá, là 45%, 60%, 64%, 77% và 90% GDP, nếu không sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam quy định trần nợ công là 65% GDP (2016 – 2020) và 60% GDP (2021 – 2030). Trong khi đó 41 nền kinh tế như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Ấn Độ, Canada có Tổng nợ công từ gần 90% đến 304% GDP, hiện đang đóng góp hơn 50% GDP và chiếm gần 1/3 dân số của thế giới vẫn an toàn tài chính quốc gia và phát triển. Luật Quản lý nợ công 2017 của Việt Nam đã quy định: Sử dụng nợ công chủ yếu cho đầu tư phát triển và trả nợ gốc, không cho chi thường xuyên. Vì vậy quan tâm hàng đầu của chính phủ là câu hỏi cốt lõi: “Sử dụng nợ công thế nào để Tổng sản phẩm nội địa và Thu ngân sách cao hơn so với khi không sử dụng nợ công và đảm bảo an toàn tài chính quốc gia?”. Tuy nhiên cho đến nay các lý thuyết về quản lý nợ công không cung cấp một công thức, mô hình nào cho phép xác lập quan hệ nhân quả, định lượng giữa nợ công (với 6 tham số: bội chi, tổng nợ công, lãi suất phát hành trái phiếu để có nguồn bội chi, lãi suất của tổng nợ công, nghĩa vụ trả nợ gốc đến hạn và phương pháp trả nợ gốc) và GDP, Thu ngân sách cũng như an toàn tài chính quốc gia, chưa trả lời được câu hỏi cốt lõi nói trên. Vì vậy luận án đặt mục tiêu nghiên cứu tổng quát là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng Thu ngân sách và đảm bảo an toàn tài chính quốc gia khi sử dụng nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2022 – 2030 trên cơ sở hoàn thiện lý luận về quản lý nợ công và tham khảo kinh nghiệm một số nước có lịch sử sử dụng nợ công lâu đời. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY