Luận án Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước basel

Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển, nơi cần rất nhiều vốn cho hoạt động đầu tư, trong đó có nền kinh tế Việt Nam. Với việc ký kết Hiệp ước thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement – BTA) với Hoa Kỳ tháng 12 năm 2001 và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) tháng 11 năm 2006, ngành dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam chính thức chấp nhận sự hiện diện và cạnh tranh trực tiếp của các định chế tài chính nước ngoài trên thị trường nội địa. Các cam kết mở cửa của Việt Nam với tư cách là thành viên của khối APEC và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với lộ trình cụ thể cho việc mở cửa từng ngành kinh tế vừa là cơ hội để ngành tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường, nhưng đồng thời cũng là những thách thức rất rõ ràng, rất thực tế. Việc làm thế nào để hệ thống ngân hàng thương mại và các dịch vụ tài chính Việt Nam thực sự đóng góp vào quá trình phát triển của một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã trở thành vấn đề cấp thiết cần giải quyết hơn bao giờ hết. Hơn hai thập kỷ qua, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã có sự trưởng thành và phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF) và cả những tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn, có uy tín trên thế giới về ngành ngân hàng Việt Nam như Fitch Ratings và Moody’s thì công tác quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng của hầu hết các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam là từ yếu đến rất yếu. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam mới chỉ tập trung chú ý đến một loại rủi ro đó là rủi ro tín dụng. Trong khi đó, thực tiễn quản trị rủi ro hoạt động NHTM của các nước trên thế giới đã tiến một bước xa so với thời điểm quản trị rủi ro tín dụng với sự tập trung vào Giá trị danh mục (Porfolio Value) và sử dụng công cụ Giá trị rủi ro (Value at 2 risk – VAR), trong đó tính đến cả rủi ro tác nghiệp, rủi ro kinh doanh, rủi ro tổ chức, Bản chất của mọi hoạt động ngân hàng đều xoay quanh công tác quản trị rủi ro. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành ngân hàng Việt Nam (bao gồm cả về cơ chế quản lý nhà nước cũng như thực tiễn hoạt động kinh doanh) hiện tại cũng như trong thời gian tới là phải phát triển được những khuôn khổ pháp lý và quy trình quản trị rủi ro, giám sát an toàn, tiếp cận dần tới việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Vì chỉ có đáp ứng được các yêu cầu của các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, các dịch vụ do NHTM Việt Nam cung cấp mới được chấp nhận trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, ngay cả trên thị trường trong nước, quản trị rủi ro theo các nguyên tắc và thông lệ quốc tế giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiệp ước quốc tế về Đo lường vốn và các chuẩn mực về vốn (International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards) - thường gọi là Hiệp ước vốn Basel (Basel Capital Accord) hay Hiệp ước Basel - là thoả thuận về một cơ chế quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của hệ thống NHTM nhằm mục đích quản trị rủi ro, ổn định thị trường tài chính được các ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển là thành viên của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Setttlement - BIS) cùng xây dựng và thống nhất áp dụng. Hiệp ước Basel đưa ra một loạt các chuẩn mực tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio), chuẩn mực quản trị rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và cơ chế giám sát. Theo lộ trình mà Uỷ ban Basel đặt ra, bắt đầu từ năm 2006, Basel chính thức được áp dụng trong khuôn khổ các nước thành viên và trong khối Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD). Ngoài ra, có 1 năm để các quốc gia này hiện thực hoá các nội dung trong Hiệp ước Basel thành các quy định pháp lý tại quốc gia mình cũng như để các nước có quyền phản ánh những mặt chưa phù hợp. Do những lợi ích mà các chuẩn mực này mang lại, một loạt các nước không phải thành viên của BIS cũng như các nước đang phát triển đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng. Các tổ chức tài chính trên khắp thế giới, kể cả trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những tổ chức tài chính có hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế, đều coi việc áp dụng và 3 tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel là nhiệm vụ và điều kiện tiên quyết đối với công tác quản trị rủi ro của mình

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY