<p> Tăng trưởng kinh tế là biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất phản ánh kết quả hoạt động chung của xã hội do sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, cải thiện năng suất và tăng trưởng cung lao động. Tăng năng suất liên quan đến sự kết hợp của lực lượng lao động, vốn vật chất như nhà máy và thiết bị; tăng cường sử dụng công nghệ mới. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ của nó với các yếu tố thành phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy vậy, cơ chế hoạt động (dựa theo sự can thiệp quản lý của nhà nước hay theo quy luật của nền kinh tế thị trường), các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế vẫn đang còn gây nhiều tranh luận. Học thuyết về tăng trưởng kinh tế bắt đầu với lý thuyết “bàn tay vô hình – invisible hand” của Adam Smith. Theo đó, thị trường tự nó sẽ tối đa hóa hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khi đối diện với các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, thị trường tự do vẫn chưa giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại hoặc được giải quyết với hiệu quả chưa cao. Do đó, cần phải có sự tham gia của Nhà nước với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong đó, Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước đảm bảo mục tiêu này. Về mặt lý thuyết, ngân sách Nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, thể hiện các mặt hoạt động kinh tế xã hội của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Ngân sách nhà nước là một điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước và là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, hai thập kỷ qua trên thế giới đã chứng kiến một làn sóng phát triển mạnh mẽ trong cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cả ở các nước tiên tiến cũng như ở các nước đang phát triển (Shah và Shen, 2007). Động cơ chính của cải cách và đổi mới trong ngân sách khác nhau giữa các quốc gia, bao gồm: khủng hoảng tài chính, áp lực giảm chi tiêu công và thay đổi quản trị chính trị (Curristine và cộng sự, 2007). Một số nghiên cứu của các nước trên thế giới đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu quả trong quản lý ngân sách. Olulu (2014) lập luận rằng quản lý hiệu quả có thể đóng góp cho ngân sách theo ba cách chính: giúp cải thiện ưu tiên chi tiêu; gây áp lực lên các bộ /cơ quan từ trung ương để nâng cao hiệu quả chương trình của họ và đảm bảo rằng ngân sách phát huy hiệu quả. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay