Tính thanh khoản (TTK) của các doanh nghiệp (DN) chính là khả năng DN chuyển đổi các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, ứng trước ngắn hạn và hàng tồn kho (HTK) của DN thành tiền một cách thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng cho việc kịp thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (NNH). Đó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo DN thanh toán các khoản NNH và chính dòng chảy liên tục của nó sẽ đảm bảo một DN kinh doanh có lợi nhuận (Bibi and Amjad, 2017). Theo Điều 4 - Luật Phá sản năm 2014: “DN, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (KNTT) là DN, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Nghĩa là để có thể đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) luôn được diễn ra bình thường và liên tục, thì các DN luôn luôn phải đảm bảo, luôn luôn phải quan tâm đến TTK của DN mình. Trong hoạt động của một DN thì TTK chính là mạch máu duy trì sự sống còn của DN đó. Nếu không có lợi nhuận, một DN chỉ bị coi là yếu và vẫn hoạt động được trong một thời gian nhưng theo Agarwal and Mishra (2007) (trích dẫn trong Ware, 2015), nếu không có TTK, DN có thể sẽ phải ngừng hoạt động và sớm phá sản. Một tổ chức có chính sách thanh khoản phù hợp sẽ giúp cải thiện lợi nhuận, giảm nguy cơ thất bại của DN và cải thiện đáng kể cơ hội tồn tại. Theo Justyna (2013), TTK là then chốt cho sự sống còn của DN vì nó tác động đến doanh thu, tốc độ tăng trưởng và rủi ro của DN. Nó cũng giúp DN vừa tận dụng tốt các nguồn lực đương có và tạo ra lợi nhuận mà không có bất kỳ rủi ro nào (Ismail, 2016). Như vậy, rõ ràng, TTK của một DN có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của một DN. Điều này được thể hiện rõ ràng cả về mặt thực tiễn và lý luận. Về mặt thực tiễn, một ví dụ sinh động về tầm quan trọng của TTK đến từ việc so sánh hai nhà bán lẻ lớn ở Mỹ, là Wal-Mart và Kmart. Năm 1994, họ có một cấu trúc vốn tương tự. Sự khác biệt chính là trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) - một thước đo của TTK: CCC của Kmart là khoảng 61 ngày, trong khi đối với Wal-Mart là 40 ngày. Kmart phải đối mặt với việc tăng chi phí vốn là 198,3 triệu một năm. Kết quả là, trong năm 2002 Kmart tuyên bố phá sản trong khi Wal-Mart nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Wal-Mart cuối cùng đã phát triển thành công nhờ vào quản lý TTK hiệu quả (Podilchuk, 2013). Hay tại Việt Nam, ngày2 22/3/2012, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã nhận được báo cáo, giải trình của Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (HANIC), sau khi Công ty công bố mình đang bên bờ vực phá sản. Theo đó, đến ngày 22/03/2012, Công ty cổ phần Beta BQP (Beta) còn nợ HANIC số tiền là 349,05 tỷ đồng. Số tiền này đã đến hạn phải trả cho HANIC từ 9 tháng trước. Chính vì vậy, hiện nay HANIC đang trong tình trạng mất khả năng thanh toán, nợ thuế, thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu tiền để thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội đúng thời hạn quy định. Nếu trong trường hợp Beta không có hành động trả dần số tiền nợ trên thì có thể đẩy HANIC đến bên bờ vực phá sản. Những ví dụ này cho thấy tính thanh khoản là rất quan trọng đối với tình hình tài chính thực tế của một công ty.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay