Luận án Thực trạng người bị sẹo di chứng bỏng và kết quả mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia tổ chức phẫu thuật, phục hồi chức năng tại 3 tỉnh miền núi phía bắ

<p> Tổn thương bỏng xuất hiện từ khi loài người tiếp xúc và dùng lửa (khoảng 500.000 năm trước công nguyên). Ban đầu là bỏng do nhiệt khô khi tiếp xúc lửa, đến khi con người biết làm đồ gốm và đun nấu, bỏng do nhiệt ướt xuất hiện. Đây là hai loại bỏng chủ yếu gặp từ thời tiền sử cho đến tận thời đại văn minh hiện nay. Chấn thương bỏng thường gặp trong lao động, sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày và là một trong những vấn đề y tế công cộng trên toàn cầu phải quan tâm do gánh nặng bệnh tật, thương tích sau bỏng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Kết quả dự án gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới đã cho thấy bỏng là nhân tố góp phần quan trọng vào tổng số thương vong do bệnh tật ở trẻ em tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở các khu vực châu Phi, Đông Nam Á và phía Đông vùng biển Địa Trung Hải [114],[115]. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong công tác phòng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân bỏng, nhưng trong những thập kỷ gần đây khi khoa học công nghiệp càng phát triển, xã hội loài người càng văn minh thì các thương tổn về bỏng lại càng phức tạp. Nếu như bỏng lửa đóng góp vào đa số các ca tử vong liên quan đến bỏng ở trẻ em thì bỏng nước nóng, bỏng tiếp xúc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thương tật. Bỏng đã tạo ra một gánh nặng kinh tế đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [118], [119]. Việt Nam là một trong những nước nằm ở vùng khu vực có tỷ lệ bị bỏng cao [118]. Tình hình tai nạn do bỏng cũng ngày càng phức tạp. Tổn thương bỏng để lại di chứng nặng nề về sức khoẻ, chức năng, thẩm mỹ và tinh thần với tỉ lệ lên đến 30 - 35% có nhu cầu cấp thiết được điều trị để phục hồi hình thể, chức năng, thẩm mỹ và tinh thần. Với hơn 80% nạn nhân bỏng sống ở các gia đình có thu nhập thấp, 70% nạn nhân bỏng tập trung ở những khu2 vực nông thôn và miền núi, hiện đang còn rất nhiều bệnh nhân mang sẹo di chứng bỏng có nhu cầu cần được can thiệp phẫu thuật, phục hồi chức năng và thẩm mỹ trong cộng đồng. Việc đánh giá tình hình người bị sẹo di chứng bỏng, khảo sát các yếu tố liên quan đến các loại tổn thương này đã được một số nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập ở tầm chuyên ngành quốc gia. Tuy nhiên, những nghiên cứu về bỏng ở khu vực miền núi còn rất ít và chưa đề cập đến một cách đầy đủ và có hệ thống. Với mong muốn trả lời câu hỏi “Việc huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ tại chỗ để điều trị phẫu thuật và phục hồi chức năng cho đối tượng bị sẹo di chứng bỏng ở miền núi có hiệu quả hay không?”, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng người bị sẹo di chứng bỏng và kết quả mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia tổ chức phẫu thuật, phục hồi chức năng tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc”, với 3 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học người bị sẹo di chứng bỏng tại 3 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam năm 2013 - 2014. 2. Khảo sát nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ phẫu thuật và phục hồi chức năng của người bị sẹo di chứng bỏng tại 3 tỉnh nói trên. 3. Đánh giá kết quả mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia tổ chức phẫu thuật, phục hồi chức </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY