<p> Viêm não cấp là tình trạng nặng và đe doạ tính mạng bệnh nhân. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở nhóm trẻ viêm não nhập khoa Hồi sức cấp cứu với điểm hôn mê Glasgow dưới 8 điểm [1]. Nguy cơ tử vong của nhóm này cao gấp 4,32 lần so với nhóm có điểm hôn mê Glasgow trên hoặc bằng 8 điểm [2], tỷ lệ tử vong từ 44,11% đến 57,89% [2],[3]. Đối với bệnh viêm não do virut, phần lớn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trừ viêm não do Herpes simplex, nhưng bệnh này cũng phải điều trị sớm trước khi bệnh nhân hôn mê [4], nên điều trị viêm não chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị tăng áp lực nội sọ (ICP). Điều trị tăng áp lực nội sọ gồm hai mục tiêu là giảm và phòng tăng áp lực nội sọ, tăng tưới máu và ôxy hóa vùng não bị tổn thương. Do vậy phải giám sát và duy trì áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não (CPP) trong một giới hạn nhất định, nhằm đảm bảo khả năng tưới máu não, hạn chế tổn thương não thứ phát sau tổn thương ban đầu cũng như phòng thoát vị não [5],[6]. Khi áp lực nội sọ tăng, áp lực tưới máu giảm đến một ngưỡng nào đó, thì không còn dòng máu não, không còn tưới máu não và kết quả là dẫn đến chết não. Áp lực nội sọ là một yếu tố quyết định đến áp lực tưới máu não và thường tăng ở bệnh nhân viêm não. Tăng áp lực nội sọ gặp 69% bệnh nhân viêm não do virut, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân hôn mê với điểm hôn mê Glasgow dưới 8 điểm [5]. Đây là nguyên nhân của chèn ép thân não, suy giảm tuần hoàn não, là một nguyên nhân quan trọng gây nên di chứng não và tử vong ở bệnh nhân viêm não cấp nặng [6]. Theo dõi áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não cho phép các bác sỹ điều trị theo đích nhằm giảm áp lực nội sọ và hỗ trợ tưới máu não ở bệnh nhân tăng áp lực nội sọ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng theo dõi áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não có thể giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tăng áp lực nội sọ [7],[8]. Tuy nhiên, ngưỡng cần duy trì áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não cũng chưa được thống nhất, hầu hết các nghiên cứu trên đều ở nhóm trẻ bị chấn thương sọ não, có rất ít các nghiên cứu được tiến hành ở trẻ viêm não cấp, đặc biệt ở nhóm trẻ viêm não cấp nặng hôn mê có điểm hôn mê Glasgow dưới 8 điểm. Tại khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ bệnh lý thần kinh chiếm 17% tổng số bệnh nhân nhập khoa và chủ yếu là viêm não. Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng thứ ba ở khoa Hồi sức cấp cứu (chiếm 18,2% tổng số bệnh nhân tử vong) và tỷ lệ tử vong của nhóm này là 40% [9]. Do vậy để xác định giá trị của áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong theo dõi và điều trị bệnh nhân viêm não cấp nặng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định ngưỡng giá trị của áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong tiên lượng kết quả điều trị tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em”, nhằm các mục tiêu sau: - Xác định tỷ lệ thành công của đích điều trị áp lực nội sọ dưới 20 mmHg, áp lực tưới máu não trên hoặc bằng 40 mmHg và huyết áp động mạch trung bình trên hoặc bằng 60 mmHg đối với bệnh nhân viêm não cấp nặng ở trẻ em. - Xác định ngưỡng giá trị của áp lực nội sọ đối với tiên lượng kết quả điều trị bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em - Xác định ngưỡng giá trị của áp lực tưới máu não đối với tiên lượng kết quả điều trị bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em. - Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay