Luận án Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

<p> Xã hội phát triển đang ngày càng kêu gọi, đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chính phủ phải coi trọng và phục vụ nhiều hơn các mục tiêu xã hội và môi trường. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cũng phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp đầu tư tác động có thể đem lại kết quả, hiệu quả cao hơn đầu tư mạo hiểm nếu chỉ thiên hướng mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, coi nhẹ mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, lợi ích cộng đồng. Trong những năm gần đây, thị trường đầu tư tác động đã đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức và các quỹ đầu tư trên thế giới. Một trong những vấn đề quan trọng nhất để đầu tư doanh nghiệp là phải đánh giá đúng đắn tác động xã hội và môi trường của doanh nghiệp bằng những bộ công cụ, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số khoa học nhưng thực tiễn việc đánh giá này lại đang là một thách thức, điểm yếu nhất, đặc biệt ở Việt Nam. Theo một số nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), số lượng doanh nghiệp sử dụng các công cụ đánh giá tác động xã hội còn ít, phần lớn còn chưa đánh giá do không có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể hoặc chưa coi trọng việc đánh giá, do đó thiếu những căn cứ, cơ sở cho việc định hướng và đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường. Mô hình doanh nghiệp xã hội (DNXH) hay doanh nghiệp tạo tác động (xã hội/ môi trường) đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là một mô hình tổ chức có ba đặc điểm then chốt: (i) Đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập; (ii) Sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội đã được đặt ra; (iii) Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng, mục tiêu xã hội và môi trường. Vì lẽ đó, DNXH thường được nhận diện như một mô hình “lai” (kết hợp/ hybrid) giữa hai loại hình tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận và doanh nghiệp. Trên thực tế, mô hình DNXH có thể được áp dụng với nhiều loại hình tổ chức, và được quy định bởi những hình thức pháp lý cụ thể khác nhau. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY