<p> Khái niệm hệ thống đo lường kết quả hoạt động (performance measurement system - PMS) được đề cập lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1976 khi các nhà nghiên cứu tìm kiếm một công cụ có thể phát huy tốt hơn sức mạnh của chương trình quản lý theo mục tiêu giúp theo dõi, đánh giá, hỗ trợ nhân viên nhằm cải thiện kết quả thực hiện công việc của họ. PMS được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong khoảng 2 thập kỷ gần đây do môi trường kinh doanh thay đổi, các nhà quản trị có xu hướng áp dụng các công cụ quản trị hiện đại nhằm củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Có ba lý do chính mà PMS được đưa vào áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và phát huy hiệu quả (Needly, 1999). Thứ nhất là áp lực cạnh tranh gay gắt từ môi trường bên ngoài khiến cho các công ty phải đồng thời tìm cách nâng cao năng lực quản trị của mình thông qua việc áp dụng một loạt các công cụ quản lý hiện đại nhằm tiết giảm chi phí, gia tăng giá trị cho khách hàng, cải thiện vị thế cạnh tranh của mình so với đối thủ bằng cách khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhanh những đòi hỏi của khách hàng. Chính vì vậy, các công ty buộc phải thay đổi hệ thống đo lường hoạt động của mình để đáp ứng được các yêu cầu khi chiến lược thay đổi. Thứ hai là để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, rất nhiều các công ty đã và đang áp dụng chương trình cải tiến liên tục. Các công cụ hỗ trợ việc cải tiến hiện đại như quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản xuất tinh gọn (lean production) đều có một điểm chung là phải dựa trên việc đo lường hoạt động để cải tiến, có nghĩa là trước khi tổ chức quyết định cải tiến thì ít nhất tổ chức đó cũng phải có những chỉ số đo lường thể hiện lĩnh vực nào và tại sao cần phải cải tiến. Cuối cùng, thứ 3 là với sự phát triển của công nghệ thông tin, các dữ liệu cho hệ thống đo lường hoạt động được thu thập, phân tích một cách dễ dàng và đơn giản hơn trước rất nhiều. Ba lý do trên đã thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai hệ thống đo lường kết quả hoạt động toàn diện, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về PMS trên nhiều góc độ khác nhau, trong đó hướng nghiên cứu PMS theo đặc thù của các doanh nghiệp tại từng quốc gia là một hướng nghiên cứu phổ biến. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, có đến 95% những nghiên cứu ứng dụng những lý thuyết kinh tế được nghiên cứu trong 2 bối cảnh của các nước phát triển và chỉ có 5% nghiên cứu trong bối cảnh của những nước đang phát triển (Farashahi và cộng sự, 2005). Tuy vậy, môi trường năng động của những nước đang phát triển này là một mảnh đất màu mỡ để kiểm nghiệm những lý thuyết mới, kỹ thuật mới, khái niệm mới trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Có rất ít nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu rằng những công cụ quản trị hiện đại ở phương Tây có phát huy tác dụng trong những thị trường mới nổi hay không. Các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận từ lâu rằng sự khác biệt về văn hóa là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong hệ thống, phương pháp đo lường. Hệ thống đo lường kết quả hoạt động có thể được coi là một trong những lý thuyết cần được kiểm chứng trong bối cảnh của những nước đang phát triển, môi trường kinh doanh này có thể năng động hơn và có thể khác hoàn toàn với môi trường của những nước phát triển (André A. de Waal, 200 </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay